Câu hỏi đuôi (tag question): Tất tần tật cấu trúc và bài tập ứng dụng có giải

Câu hỏi đuôi (tag question): Tất tần tật cấu trúc và bài tập ứng dụng

Câu hỏi đuôi (Tag question) là một chủ điểm ngữ pháp được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp tiếng Anh hằng ngày. Đây cũng là một cấu trúc rất thường xuất hiện trong bài thi TOEIC.

Bài viết sau đây, thầy sẽ tổng hợp các kiến thức xoay quanh câu hỏi đuôi và bài tập vận dụng để các em có thể nắm ngay.

Trước hết, chung ta cùng tìm hiểu về lý thuyết câu hỏi đuôi trong tiếng Anh.

Câu hỏi đuôi là gì?

Trong tiếng Việt, khi muốn bày tỏ hoặc xác nhận một thông tin, chúng ta thường thêm “phải không” hay “đúng không” vào cuối câu. 

câu hỏi đuôi (tag question)

Ví dụ:

  • “Bạn là học viên của Tiếng Anh Thầy Quý phải không?”
  • “Hôm nay là một ngày thật ý nghĩa đúng không?”

Tương tự như vậy, câu hỏi đuôi trong tiếng Anh được sử dụng để diễn đạt cấu trúc này. Chúng ta có thể chuyển hai câu trên sang tiếng Anh như sau:

  • “You are a student of Tieng Anh Thay Quy, aren’t you?”
  • “Today is a meaningful day, isn’t it?”

Cách dùng câu hỏi đuôi trong tiếng Anh

Câu hỏi đuôi được dùng trong các trường hợp dưới đây:

câu hỏi đuôi (tag question)

 

Hỏi để lấy thông tin

Với cách dùng này, tag question có chức năng như một câu nghi vấn. Khi đó, chúng ta sẽ lên giọng ở cuối câu. Cách trả lời cũng tương tự như với một câu nghi vấn thông thường là Yes/ No nhưng đi kèm thêm mệnh đề chứa thông tin. 

Ví dụ:

  • A: He went to the party last night, didn’t he? = Did he go to the party last night? → Anh ấy có tới buổi tiệc tối qua, có đúng không?
    B: Yes, he went to the party last night. → Đúng, anh ấy có đi.
  • Hoặc B: No, he did not go to the party last night. → Không, anh ấy không đi.

Hỏi để xác nhận thông tin

Trong trường hợp này, chúng ta đơn giản đặt câu hỏi để chờ người nghe đồng tình với ý kiến của mình, khi đó ta sẽ xuống giọng ở cuối câu.

Ví dụ:

  • A: The picture is so beautiful, isn’t it? → Bức tranh thật đẹp nhỉ?
    B: Yes, it is. → Ừ, nó đẹp thật.
  • C: The bus isn’t coming, is it? → Xe bus không đến đâu nhỉ?
    D: No, it isn’t → Không, nó không đến đâu.

Cấu trúc câu hỏi đuôi

Công thức câu hỏi đuôi trong tiếng Anh sẽ có 2 thành phần chính là mệnh đề + câu hỏi đuôi. Hai thành phần trong cấu trúc này sẽ trái ngược nhau:

  • Nếu mệnh đề là câu khẳng định (+) , câu hỏi đuôi sẽ là phủ định (-)
  • Nếu mệnh đề là câu phủ định (-), câu hỏi đuôi sẽ là khẳng định (+)

công thức câu hỏi đuôi (tag question)

Công thức chung của câu hỏi đuôi:

Subject + verb + (object) + (…), trợ động từ + Subject/ đại từ chủ ngữ của Subject?

Trong đó:

Trợ động từ trong phần câu hỏi đuôi sau dấu phẩy sẽ phụ thuộc vào động từ trong mệnh đề chính trước dấu phẩy.

Subject (chủ từ) của mệnh đề chính trước dấu phẩy và Subject của câu hỏi đuôi sau dấu phẩy là một. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, khi đưa Subject của mệnh đề chính vào câu hỏi đuôi, ta cần biến đổi thành một đại từ tương ứng (như trong bảng bên dưới)

Chủ ngữ trong mệnh đề chính

Đại từ thay cho chủ ngữ trong câu hỏi đuôi

(Cụm) danh từ chỉ 1 nam

he

(Cụm) danh từ chỉ 1 nữ

she

(Cụm) danh từ chỉ 1 vật

it

(Cụm) danh từ số nhiều

they

This/ that + (cụm) danh từ số ít

it

This/ that

it

These/ those + (cụm) danh từ số nhiều

they

These/ those

they

There

giữ nguyên

I, we, you, they, he, she, it

giữ nguyên

Ví dụ:

  • Your elder sister likes soccer, doesn’t she?
    → Em gái bạn thích bóng đá đúng chứ?

Trong đó:

  • Subject verb: Your elder sister
  • Verb: likes
  • Trợ động từ: doesn’t
  • Đại từ chủ ngữ của Subject: she

⟶ “Your elder sister” cụm danh từ chỉ một người nữ nên khi vào trong tag question sau dấu phẩy đã được đổi thành “she”.

Sau đây là một số cấu trúc câu hỏi đuôi trong tiếng Anh phổ biến nhất mà chúng ta hay gặp:

Cấu trúc câu hỏi đuôi các thì hiện tại

Cấu trúc câu hỏi đuôi áp dụng cho thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn.

 

Động từ
To be

S + am I … , aren’t I? 

S + am/is/are … , isn’t/ aren’t + S?

S + am/is/are + not … , am/is/are + S?

  • I am right, aren’t I?
    → Tôi đúng phải không?
  • You are my good friend, aren’t you?
    → Bạn là một người bạn tốt đúng chứ?
  • He is staying at home, isn’t he?
    → Anh ta đang ở nhà phải không?
  • This bag isn’t yours, is it?
    → Cái túi này không phải của các bạn đúng không?
  • You are not cheating yourself, are you?
    Bạn đang không tự lừa mình đấy chứ?

Động từ thường

S + V(s/es) … , don’t/doesn’t + S?

S + don’t/doesn’t + V … , do/ does + S? 

  • You play this game, don’t you?
    Bạn chơi game này phải không?
  • He likes eating KFC, doesn’t he?
    Anh ta thích ăn KFC đúng không?
  • They don’t want to do this, do they?
    Họ không muốn làm điều này đúng không?
  • It doesn’t work, does it?
    Nó không hoạt động phải không?

Cấu trúc áp dụng cho các thì quá khứ

Cấu trúc câu hỏi đôi cho thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn.

 

Động từ
To be

S + was/were  … , wasn’t/ weren’t + S?

S + was/were + not … , was/were + S?

  • We were young, weren’t we?
    Chúng ta trẻ mà phải không?
  • He was studying at 8pm yesterday, wasn’t he?
    Anh ta đang học vào lúc 8 giờ tối hôm qua phải không?
  • I wasn’t wrong, was I?
    Tôi không sai phải không?
  • They weren’t working at that time, were they?
    Học không đang làm việc vào thời gian đó đúng không?

Động từ thường

S + V2/V-ed … , didn’t + S?

S + didn’t + V … , did + S? 

  • We finished thát project, didn’t we?
    Chúng ta đã kế thúc dự án đó rồi chứ?
  • John ate spaghetti, didn’t he?
    John đã ăn mì Ý đúng chứ?
  • I didn’t know that, did I?
    Tôi không biết điều đó phải không?
  • You didn’t trust me, did you?
    Bạn không tin tôi đúng chứ?

Cấu trúc câu hỏi đuôi thì tương lai

S+ will + V … , won’t + S?

S + won’t + V … , will + S?

  • We will attend the game, won’t we?
    → Chúng ta sẽ tham gia trò chơi này chứ?
  • You won’t go to HaLong Bay, will you?
    Bạn sẽ không đi Vịnh Hạ Long phải không?

Cấu trúc áp dụng cho các thì hoàn thành

Cấu trúc câu hỏi đuôi áp dụng cho thì hoàn thành.

S + have/has/had + V3/V-ed … , haven’t/hasn’t/hadn’t + S?

S + haven’t/hasn’t/hadn’t … , have/has/had + S?

  • You have studied English for 10 years, haven’t you?
    Bạn đã học tiếng Anh hơn 10 năm rồi phải không?
  • He has lived here since 2017, hasn’t he?
    Anh ta đã sống ở đây từ năm 2017 phải không? 
  • She had lived in Hanoi before moving to Rome, hadn’t she?
    Cô ta đã sông ở Hà Nội trước khi chuyển đến Rome đúng chứ?
  • Her father hasn’t been to France, has he?
    → Cha của cô ta chưa từng đến Pháp đúng không?
  • Tim hadn’t finished his breakfast before going to school, had he?
    Tim đã không ăn hết bữa sáng trước khi đi học đúng chứ?

Đối với modal verbs (động từ khiếm khuyết)

Mệnh đề khẳng định, phần hỏi đuôi phủ định:

S + modal verb + V … , modal verb + not + S?

Ví dụ

  • He can speak English, can’t he? → Anh ấy có thể nói tiếng Anh đúng chứ?
  • Tim will travel to Hanoi next week, won’t she? → Tim sẽ đi Hà Nội vào tuần tới phải không?

Mệnh đề phủ định, phần hỏi đuôi khẳng định:

S + modal verb + not + V … , modal verb + S?

Ví dụ

  • He can’t speak English, can he? → Anh ấy không có thể nói tiếng Anh đúng chứ?
  • Tim won’t go to Hanoi next week, will she? → Tim sẽ không đi Hà Nội vào tuần tới phải không?

Các trường hợp đặc biệt của câu hỏi đuôi trong tiếng Anh

Bên cạnh các trường hợp phổ biến, câu hỏi đuôi trong tiếng Anh còn có các trường hợp đặc biệt mà chúng ta cần ghi nhớ. Sau đây là những loại tag question đặc biệt mà các em cần lưu ý.

công thức câu hỏi đuôi (tag question)

Câu hỏi đuôi của I AM

Mệnh đề dùng I AM thì câu hỏi đuôi sẽ là AREN’T I còn I AM NOT thì câu hỏi đuôi là AM I.

Ví dụ

  • I am a translator, aren’t I? → Tôi là biên dịch viên mà nhỉ?
  • I am not sick, am I? Tôi không ốm phải không?

Câu hỏi đuôi với LET’S

Mệnh đề dùng LET’S thì câu hỏi đuôi là SHALL WE?

Ví dụ:

  • Let’s go outside, shall we? → Chúng ta ra ngoài nhé?

Câu hỏi đuôi với những đại từ bất định

Khi mệnh đề có chủ ngữ là những đại từ bất định như EVERYONE, EVERYBODY, ANYBODY, ANYONE,… thì câu hỏi đuôi dạng đặc biệt có chủ ngữ là THEY.

Lưu ý: trợ động từ trong phần câu hỏi đuôi phía sau dấu phẩy cần phù hợp với chủ từ THEY

Ví dụ:

  • Everyone speaks English, don’t they? → Mọi người đều nói tiếng Anh phải không?
  • Someone isn’t here, are they? → Không ai ở đây nhỉ?

Câu hỏi đuôi với NOBODY, NO ONE, NOTHING

Đối với mệnh đề có chủ ngữ là NOBODY, NO ONE, NOTHING sẽ xem được như mệnh đề phủ định nên câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định. Đặc biệt, với  NO ONE, NOBODY, thì phần câu hỏi đuôi sẽ là THEY, còn với NOTHING thì phần câu hỏi đuôi sẽ là IT.

Ví dụ: 

  • Nothing is special, is it? → Chẳng có gì đặc biệt cả, phải không?

Với các trạng từ phủ định như NEVER, SELDOM, HARDLY, LITTLE, FEW

Mệnh đề chứa các trạng từ phủ định như NEVER, SELDOM, HARDLY, LITTLE, FEW,… thì phần câu hỏi đuôi chúng ta vẫn dùng ở dạng khẳng định.

Ví dụ:

  • She hardly eats bread, does she? → Cô ấy hiếm khi ăn bánh mì, phải không?

Câu hỏi đuôi với IT SEEMS THAT

Với câu có cấu trúc IT SEEMS THAT… thì mệnh đề đứng sau THAT sẽ là mệnh đề chính, phần câu hỏi đuôi sẽ áp dụng quy tắc như bình thường.

Ví dụ:

  • It seems that it is going to rain, isn’t it? → Hình như trời sắp mưa nhỉ?
  • It seems that you don’t want to work with me, do you? → Có vẻ như bạn không muốn làm việc cùng tôi nhỉ?

Câu hỏi đuôi với To V

Nếu câu có chủ ngữ là một mệnh đề, một danh ngữ (V-ing), động từ dạng To V thì phần câu hỏi đuôi sẽ dùng IT là chủ ngữ.

Ví dụ:

  • What I am hearing is very interesting, isn’t it? → Những gì tôi đang nghe thật thú vị, phải không nào?
  • Singing helps us reduce stress, doesn’t it? → Hát giúp chúng ta giảm stress nhỉ?
  • To play video games doesn’t entertain us much, does it? → Chơi trò chơi điện tử không giúp chúng ta giải trí lắm, phải không nhỉ?

Với mệnh đề chính là câu mệnh lệnh

Trong trường hợp phần mệnh đề chính là câu mệnh lệnh thì phần câu hỏi đuôi chúng ta sẽ dùng “will you?

Ví dụ:

  • Do sit down, will you? → Anh sẽ ngồi chứ?
  • Don’t make noise, will you? → Các em sẽ không làm ồn, đúng không nhỉ?

Câu hỏi đuôi với I WISH

Trong trường hợp mệnh đề chính là câu điều ước thì phần câu hỏi đuôi chúng ta sẽ dùng MAY.

Ví dụ:

  • She wishes she would become beautiful, may she? → Cô ta ước cô ta sẽ trở nên xinh đẹp, phải không nhỉ?

Câu hỏi đuôi với ONE

Trong trường hợp chủ ngữ của mệnh đề chính là ONE thì phần câu hỏi đuôi sẽ có chủ ngữ là ONE/YOU.

Ví dụ:

  • One can play this song, can’t you? → Một bạn nào đó có thể chơi bài này, đúng không?

Câu hỏi đuôi với MUST 

Nếu mệnh đề chính có chứa MUST:

– MUST dùng để chỉ sự cần thiết thì phần câu hỏi đuôi dùng NEEDN’T.

Ví dụ:

  • I must work a lot to earn money, needn’t I?
    → Tôi phải làm việc thật nhiều để kiếm tiền, đúng không?

– MUST được dùng để chỉ sự cấm đoán thì phần câu hỏi đuôi sẽ là MUST (+ NOT).

Ví dụ:

  • They must come home late, mustn’t they?
    → Họ không được về nhà muộn, đúng không nhỉ?
  • He mustn’t date with her, must he?
    → Anh ta không được hẹn hò với cô ấy phải không?

– MUST chỉ sự dự đoán ở hiện tại: tùy vào động từ theo sau MUST mà ta chia động từ ở phần câu hỏi đuôi cho phù hợp.

Ví dụ:

  • He must come early, doesn’t he? (Động từ theo sau MUST trong câu này là COME nên vế sau ta mượn trợ động từ) → Chắc là anh ta đến sớm đấy nhỉ?
  • The child must be very good, is he? (Động từ theo sau MUST trong câu này là động từ TO BE nên vế sau ta sử dụng động từ TO BE) → Thằng bé chắc là ngoan lắm đấy nhỉ?

Câu hỏi đuôi với mệnh đề chính là câu cảm thán

Khi câu cảm thán (WHAT A/AN…, HOW…, SUCH A/AN…) là mệnh đề chính thì danh từ trong câu cảm thán sẽ là chủ ngữ chính của câu. Trong trường hợp này chúng ta sẽ dựa vào bảng biến đổi danh từ sang đại từ ở phía trên để sử dụng từ thích hợp làm chủ ngữ trong phần câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

  • What a lovely kitten, isn’t it? → Con mèo kia đáng yêu quá, phải không nào?
  • How a handsome boy, isn’t he? → Anh ta đẹp trai, đúng không?

Câu hỏi đuôi với I THINK/ FEEL/ EXPECT 

Khi cấu trúc có dạng I + động từ tình thái như feel, think, expect…, thì phần câu hỏi đuôi sẽ được chia theo mệnh đề phụ trong câu. Khi đó, ta áp dụng các quy tắc câu hỏi đuôi như bình thường.

Ví dụ:

  • I believe the fairies exist, don’t they? → Tôi tin là thiên thần tồn tại, đúng nhỉ?
  • I don’t think she can do it, can’t she? → Tôi không nghĩ là cô ấy có thể làm được, phải không?

Lưu ý: khi chủ ngữ là danh từ/đại từ của cấu trúc này khác “I”, thì phần câu hỏi đuôi sẽ được chia theo mệnh đề có chứa các động từ tình thái và áp dụng các quy tắc chia phần câu hỏi đuôi như bình thường.

Ví dụ:

  • They expect she will come soon, don’t they? → Họ hy vọng cô ta sẽ đến sớm hả?
  • My mother doesn’t think I am fine, does she? → Mẹ tôi không nghĩ là tôi vẫn khỏe à?

Câu hỏi đuôi với HAD BETTER, WOULD RATHER

Khi câu ở mệnh đề chính có chứa HAD BETTER hoặc WOULD RATHER, ta coi HAD, WOULD là trợ động từ và chia phần câu hỏi đuôi như bình thường.

Ví dụ:

  • You had better go to school early, hadn’t you? → Con nên đi học sớm, đúng không nào?
  • You hadn’t better stay up late, had you? → Cậu không nên thức khuya, phải không nhỉ?
  • They’d rather play video games, wouldn’t they? → Họ thích chơi điện tử hơn, đúng không?

Câu hỏi đuôi với USED TO

Nếu gặp USED TO trong mệnh đề chính chúng ta cứ việc xem USED TO là một động từ chia ở thì quá khứ. Khi đó, câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ DID.

Ví dụ: 

  • She used to live here, didn’t she? → Cố ta đã từng sống ở đây đúng chứ?

Cách trả lời câu hỏi đuôi trong tiếng Anh

Đối với mệnh đề chính có ý khẳng định, cách trả lời câu hỏi đuôi sẽ tương tự trong tiếng Việt.

trả lời câu hỏi đuôi (tag question)

Ví dụ:

  • A: The moon goes round the earth, doesn’t it? → Mặt trăng xoay quanh Trái đất phải không?
    B: Yes. The moon goes round the earth. → Đúng. Mặt trăng xoay quanh Trái đất.

Tuy nhiên, trong trường hợp mệnh đề chính mang ý phủ định, cách trả lời sẽ khác so với tiếng Việt.

Chẳng hạn,

  • A: Đàn ông không thể đẻ con phải không?
    B: Đúng. Họ không thể đẻ con.

Như khi sang tiếng Anh, câu trả lời thể hiện sự đồng ý này sẽ không được dịch là yes.

  • A: Men don’t have babies, do they?
    B: No. They don’t have babies.

Một số ví dụ tương tự:

  • The winter in London is really cold, isn’t it? – Yes, it is really cold. → Mùa đông ở Luân Đôn rất lạnh đúng không? – Đúng, nó rất lạnh.
  • Lions live in the Safari, don’t they? – Yes, they do! → Sư tử sống ở Safari phải không? – Phải, chúng sống ở đó.
  • Vietnamese people don’t like rice, do they? – Yes, they do. → Người Việt không thích ăn cơm phải không? – Không, họ thích ăn cơm mà.
  • Some foreign people cannot eat fish sauce, can they? – No, they cannot. → Một vài người ngoại quốc không thể ăn nước mắm phải không? – Đúng, họ không thể.

Cách dễ nhất để trả lời chính xác cho câu hỏi đuôi là trả lời theo hàm ý của mệnh đề chính.

Bài tập áp dụng

Quả thật có rất nhiều trường hợp đặc biệt cho cấu trúc câu hỏi đuôi. Nhưng các em chỉ cần nhớ kĩ nguyên tắc chung, sau đó suy luận một chút, kết hợp với luyện tập thêm là có thể làm tốt. Các em hãy ôn luyện một số câu dưới đây và kiểm tra đáp án để xem mình đã hiểu đúng dùng chuẩn chưa nhé.

Bài tập áp dụng tag question

Hoàn thành các câu hỏi đuôi sau đây:

  1. Let’s go shopping at Saigon Coop Mart,___________?
  2. Children should drink a lot of milk and fruit juice,____________?
  3. Remember to buy your mother some sugar on your way home,____________?  
  4. I think she won’t come to your party,____________?
  5. What a nice dress,____________?
  6. He said that his father was a doctor,___________?
  7. Everything is alright,___________?
  8. She met nobody at the party,___________?
  9. Don’t forget to turn off the lights before going out,___________?
  10. Be careful with that man,___________?
  11. Someone had come to our room,___________?
  12. Nobody complained, ___________?
  13. Mary hardly ever cooks,___________?
  14. Nothing went wrong,___________?
  15. I am too impatient, ____________?

Đáp án và giải thích chi tiết

1. Let’s go shopping at Saigon Coop Mart, shall we? → Đi mua sắm ở siêu thị Sài Gòn Coop không nào?

Giải thích: Câu bắt đầu bằng “Let’s” thì phần câu hỏi đuôi luôn là “shall we”.

2. Children should drink a lot of milk and fruit juice, shouldn’t they? → Trẻ con nên uống nhiều sữa và nước ép đúng chứ?

Giải thích: Chủ ngữ là “children” được thay bằng đại từ “they”. Câu ở khẳng định nên câu hỏi đuôi ở phủ định. Trợ động từ (động từ khiếm khuyết) “should” được sử dụng lại cho câu hỏi đuôi.

3. Remember to buy your mother some sugar on your way home, will you? → Nhớ mua đường giúp mẹ trên đường con về nhà, nhớ không?

Giải thích: Câu mệnh lệnh bắt đầu bằng động từ nguyên mẫu để diễn tả lời yêu cầu lịch sự thì phần câu hỏi đuôi là “will you”.

4. I think she won’t come to your party, will she? → Tôi nghĩ cô ấy sẽ không đến bữa tiệc của bạn đâu.

Giải thích: Trong câu có “I + think + mệnh đề” thì ta sử dụng mệnh đề sau để tạo câu hỏi đuôi.

5. What a nice dress, isn’t it? → Cái đầm đẹp quá phải không?

Giải thích: Đối với câu cảm thán thì ta sử dụng danh từ trong câu đổi thành đại từ để đặt câu hỏi đuôi (a nice dress → it), đi kèm với động từ “to be”: is/ am/ are.

6. He said that his father was a doctor, didn’t he? —> Anh ta đã nói bố anh ta là một bác sĩ phải không?

Giải thích: Trong câu có “S + V + mệnh đề” thì ta sử dụng mệnh đề trước làm câu hỏi đuôi.

7. Everything is alright, isn’t it? → Mọi việc đều ổn đúng chứ?

Giải thích: Chủ ngữ là “everything” được thay thế bằng “it”. Trợ động từ “is” được sử dụng lại cho câu hỏi đuôi.

8. She met nobody at the party, did she? → Cô ta đã không gặp bất cứ ai trong bữa tiệc phải không?

Giải thích: Trong câu có “nobody” thì câu hỏi đuôi chia ở thể khẳng định.

9. Don’t forget to turn off the lights before going out, will you? → Đừng quên tắt đèn trước khi rời khỏi, nhớ không?

Giải thích: Câu mệnh lệnh bắt đầu bằng “don’t + động từ nguyên mẫu” thì phần câu hỏi đuôi là “will you”.

10. Be careful with that man, will you? → Hãy cẩn thận với gã đó, biết không?

Giải thích: Câu mệnh lệnh bắt đầu bằng động từ nguyên mẫu thì phần câu hỏi đuôi là “will you”.

11. Someone had come to our room, hadn’t they? → Có ai đó đã vô phòng của chúng ta đúng không?

Giải thích: Chủ ngữ là “someone” được thay thế bằng “they”.

12. Nobody complained, did they? → Không ai phàn nàn đúng chứ?

Giải thích: Chủ ngữ là “nobody” được thay thế bằng “they” và câu hỏi đuôi luôn ở khẳng định (“do nobody” nghĩa là: không có ai, mang nghĩa phủ định).

13. Mary hardly ever cooks, does she? → Mary hiếm khi nào nấu ăn phải không?

Giải thích: Trong câu có “hardly” thì câu hỏi đuôi luôn ở khẳng định.

14. Nothing went wrong, did it? → Không có gì sai lệch đúng chứ?

Giải thích: Chủ ngữ là “nothing” được thay thế bằng “it” và câu hỏi đuôi luôn ở khẳng định.

15. I am too impatient, aren’t you? → Tôi quá mất kiên nhẫn đúng chứ?

Giải thích: Câu bắt đầu bằng “I am” thì câu hỏi đuôi là “aren’t I”.

Tóm lại

Trong bài viết này, thầy đã chia sẻ đến các em tất tần tật kiến thức về câu hỏi đuôi trong tiếng Anh mà chúng ta cần nắm. Đây cũng là một cấu trúc chúng ta rất hay gặp trong bài thi TOEIC, các em cần lưu ý kỹ các trường hợp đặc biệt của tag question để tránh bị nhầm lẫn.

Dành cho các bạn nào đang có ý định luyện thi hay học TOEIC online cấp tốc cho kỳ thi sắp tới, hiện Tiếng Anh Thầy Quý đang có mở một luyện thi hoàn toàn miễn phí. Chương trình cộng đồng do group TOEIC Tự học Online Giải đề ETS 2022 đồng tổ chức và tài trợ. Chương trình gồm 16 buổi luyện đề ETS cho các thành viên mới của nhóm, với mục đích nhằm hỗ trợ các bạn MỚI ÔN TOEICSẮP THI làm quen với cấu trúc đề, ôn luyện lại cách thức làm bài, bí quyết luyện thi được tích lũy từ kinh nghiệm của các thầy cô hay anh chị đi trước. Xem thêm thông tin chi tiết các khóa học bên dưới nhé.

Nhóm Zalo Giải đề TOEIC Cấp Tốc FREE
Dành cho các bạn nào đang có ý định luyện thi hay học TOEIC cấp tốc cho kỳ thi sắp tới, hiện Tiếng Anh Thầy Quý đang có mở một lớp luyện thi hoàn toàn miễn phí format TOEIC 2024. 

Nhóm cộng đồng chương trình TOEIC Tự học Online, tổ chức ETS 2024 và tài trợ.

  • Thời gian: 3 buổi / tuần, mỗi buổi 2-3 tiếng từ 9h đến 12h và 19h30 đến 22h 
  • Lịch livestream:

+ Tối thứ 3,5,7 từ 23.07.2024 đến 05.09.2024.

+ Tối thứ 2,4,6 từ 26.07.2024 đến 04.09.2024.

  • Miễn phí 100% cho nhóm thành viên TOEIC Tự học Online, Giải đề ETS 2024
  • Giáo trình: ETS Format 2023 – 2024 gồm 1 buổi học kỹ năng, 10 buổi giải đề ETS & Hacker & Economy Format 2024, 5 buổi học từ vựng chủ đề phổ biến TOEIC
  • Xem phản hồi bên cạnh. Vào Zalo group để xem chi tiết lịch và có thể tham dự lớp học nhé.

 

Trung tâm Tiếng Anh Thầy Quý – Số 1 TOEIC Online
Nhiệt tình – Dạy kỹ – Trọng tâm
Chuyên dạy TOEIC Online Toàn Quốc từ 2015
✓ KN Zoom TOEIC Full Skills nghe đọc 4 tháng target 750+, 44 buổi
✓ LĐ Cấp Tốc VIP 1 kèm 10, 12 buổi
✓ PreTOEIC Lấy lại căn bản, 16 buổi, 1 kèm 10
✓ SW TOEIC Nói Viết, GV sửa bài kỹ, giao tiếp 100% tiếng Anh, 26 buổi
✓ TOEIC 1 kèm 1 cam kết đạt target 100%
Album Feedback học viên 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *