Vậy là buổi workshop chia sẻ kỹ năng Listening và Reading trong TOEIC do thầy Nguyễn Phú Quý- CEO trung tâm Anh ngữ online FireEnglish và thầy Trần Nguyễn Tuấn Anh – Giáo viên trung tâm Anh ngữ Tuấn Anh chia sẻ.
Bài viết này sẽ đúc kết lại những kinh nghiệm và chia sẻ của hai thầy trong buổi workshop vừa qua cho những bạn nào chưa kịp tham dự. Một lần nữa xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Phú Quý và thầy Trần Nguyễn Tuấn Anh đã dành thười gian chia sẻ cho các bạn về những kiến thức bổ ích này ạ.
*Slide buổi workshop tải cuối bài nhé
CHIA SẺ TỪ THẦY TUẤN
Vì sao nghe TOEIC lại khó:
- Bài nghe dài, liên tục và dồn dập trong 45 phút.
- Thí sinh phải thực hiện nhiều yêu cầu (multi-tasking).
- Giọng đọc đa dạng (Anh, Mỹ, Úc).
Khó khăn:
- Nghe nhiều sẽ mệt
- Buồn ngủ
- Dễ nãn và bỏ cuộc
Vậy giải pháp cho việc này là gì?
- Nghe nhiều lên!
- Tập quen dần với việc nghe ở cường độ cao và liên tục.
- Lựa chọn kênh youtube về chủ đề mà bạn yêu thích
Một số kênh dề xuất: Shark tank, Proactive thninker…
Tại sao chọn nội dung nghe phù hợp với trình độ
- Nghe mãi mà không hiểu trong thời gian dài sẽ rất chán.
- Thay vì giỏi lên, có khi tiếng Anh sẽ trở thành nỗi ám ảnh cho thời thanh xuân của mấy bạn.
- Lựa chọn tốc độ nghe phù hợp với năng lực và từ từ tăng độ khó
Đề xuất trang luyện nghe: Trang web ESL, LISTEN AND WRITE
Lý do k nghe được: Phát âm sai
Sử dụng thời gian rãnh:
- Nghe thụ động ( lúc lau nhà, rửa chén,…)
- Nghe chủ động
- Nên kết hợp cả 2
Nghe, đọc, và lặp lại
- Đầu tiên hãy cố gắng nghe và hiểu ý chính của bài nghe.
- Sau đó, vừa nghe vừa đọc lại transcript (đọc lại thành tiếng)
- Bước này giúp chúng ta ôn lại từ vựng và phát âm.
Phương pháp làm bài TOEIC Listening:
Part 1 : Picture Description
Trước khi làm bài, hãy nhìn tổng quát cả hình và phán đoán những danh từ và động từ có liên quan, rồi thử đoán trước những ngữ cảnh hoặc tình huống có thể xảy ra được trong hình.
VD:
- Trong ảnh có bao nhiêu người
- Người đó đang làm gì ?
- Những đồ vật nổi bật trong hình là gì ?
- Ngữ cảnh chung là gì ?
- Chú ý nghe động từ hoặc danh từ của từng phương án. Câu sai thường do sai động từ hoặc danh từ.
- Đối với hình chỉ vật (không có người) thì lắng nghe giới từ chỉ nơi chốn. Nếu trong lựa chọn có bất kỳ danh từ nào chỉ người, lựa chọn đó chắc chắn sai.
- Làm quen với câu bị động (mô tả hình chỉ vật).
Các bẫy thường gặp:
- Cấu trúc S + be + V-ing (1) và S + being + V3/ed (2) khi nghe sẽ dễ nhầm lẫn.
- Cấu trúc số (2) khả năng sai lên đến 95%.
Cách ôn luyện:
- Tự diễn tả mọi hành động của mình trong ngày ở dạng hiện tại tiếp diễn
- Tìm hình ngẫu nhiên trên internet hoặc các đề thi TOEIC. Nhìn hình và dùng ít nhất 4 câu để miêu tả hình đó. Đọc lớn thành tiếng
- Xem những bộ phim hài tính huống và miêu tả lại những gì đang diễn ra trong 1 cảnh phim
Part 2: Question& Response
- Lắng nghe thật kĩ từ hỏi trong bài nghe: when (khi nào), who (ai), where (nơi chốn) hay how (cách thức).
Ví dụ:
- Nghe được When chọn đáp án có từ chỉ về thời gian (6 a.m, tomorrow, next meeting…)
- Nghe được Where chọn đáp án có giới từ chỉ nơi chốn (in, on, at, in front of, beside…)
- Lắng nghe kỹ thì động từ của câu hỏi
Có rất nhiều câu hỏi ở phần 2 chỉ cần chúng ta nghe được thì của câu hỏi thì việc lựa chọn đáp án sẽ dễ dàng hơn.
3.Càng về sau, mức độ khó của câu hỏi cũng tăng dần. Câu trả lời sẽ không trả lời trực tiếp cho câu hỏi mà sẽ gián tiếp hơn.
4.Câu trả lời có nội dung là “Tôi không biết” thì 99% là đúng.
5.Nếu là câu hỏi Yes/No hoặc câu hỏi đuôi (tag question) thì cần chú ý câu trả lời không đơn giản chỉ là Yes hoặc No.
6.Loại bỏ ngay những câu trả lời có yes/no với câu hỏi W/H.
Các bẫy thường gặp: Lựa chọn ABC có những từ giống với những từ trong câu hỏi 95% là sai.
Cách ôn luyện:
- Sau khi nghe, lật lại transcript để phân tích câu hỏi và câu trả lời.
- Bạn sẽ rút ra những hình mẫu cho câu trả lời đúng và câu trả lời sai để lần nghe tiếp theo, khi nghe câu hỏi là sẽ biết câu trả lời đúng ở dạng nào, câu trả lời sai bẫy ra sao.
Part 3: Short Conversations & Part4: Short Talks
- Đọc trước câu hỏi trước khi đoạn audio bắt đầu để có thể hình dung đoạn hội thoại đang nói về cái gì.
- Tận dụng tối đa thời gian trống chuẩn bị đọc câu hỏi và câu trả lời tiếp theo
- Câu nào không nghe kịp, LỤI. Tập trung cho đoạn hội thoại kế tiếp
- Câu trả lời đúng có thể sẽ dùng từ đồng nghĩa với từ có trong bài chứ không dùng từ đúng y như vậy. Do đó, đừng chỉ cố nghe để lấy từ khóa mà hãy nhớ ý từ bài.
- Ở phần này, cả câu hỏi lẫn đáp án trong phần này vẫn xuất hiện theo đúng thứ tự của bài nghe. Cho nên chúng ta cần nghe nắm ý nhanh và chọn đáp án cho thật mau lẹ.
=> Khai thác tối đa, tận dụng cho hết các bài luyện tập nghe. Sau khi nghe xong. Mở transcript ra học từ vừng, nghe lại, và đọc lại theo bài nghe.
- Phần đầu với sự chia sẻ những kỹ năng về phần Listening của thầy Trần Nguyễn Tuấn Anh giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng cũng như cách luyện tập về phần Listeing trong TOEIC và sau đây thầy Nguyễn Phú Quý sẽ chia sẻ cho các bạn cách phân bổ thời gian cũng như kinh nghiệm về phần Reading trong TOIEC giúp các bạn có thể tự rèn luyện và đạt được điểm cao trong kỳ thi sắp tới.
CHIA SẺ TỪ THẦY QUÝ
Đọc Reading nhanh mà chắc:
Cách quản lý thời gian khi làm bài
- Luyện giải đề part 5 – 6 trong 12 phút với quy tắc 2 cửa:
- Cửa 1: làm câu dễ trước, tốc độ cao
- Cửa 2: Nhớ kỹ câu thần chú “Khó quá cho qua”
- Đối với Part 7: Chia mốc thời gian thành 2 phần
- Đọc lướt cả phần 7, làm câu nào đoạn đọc ngắn làm trước
- Ép thời gian làm bài từ 75p --> 60p
- Luôn để tâm tới thời gian
- Luyện khả năng cảm nhận được thời gian đã qua, cũng như thói quen chú ý đến đồng hồ (treo tường)
- Giám thị sẽ không nhắc giờ. Nên nhớ phải canh thời gian thật chuẩn nhé
Các tips khi làm bài reading
- Nhìn vào số cau hỏi để quyết định thời gian làm bài
- Nên cân bằng thời gian làm bài
PART 5: Incomplee Sentence
- Tập trung vào Keywords ở phía trước và sau chỗ trống để hiểu và ghép các lựa chọn vào.
=>Nếu phù hợp thì chọn luôn.
- Học từ vựng hàng ngày
- Ghi nhớ các cụm từ thường đi chung với nhau
Một cách để biết được các từ trong bốn phương án thuộc loại nào là nhìn vào hậu tố của chúng:
- -ment, -tion, -ity, -sion: thường là danh từ
- -ful, -less, -ous, -tive, -sive: thường là tính từ
- -ing hoặc -ed: thường là tính từ hoặc thể của động từ
Part 6: Text Completion
Áp dụng phương pháp
- Skimming (Đọc lướt văn bản để chúng ta nắm được thông tin cơ bản của bài văn )
- Scanning (Đọc câu chứa câu hỏi và các câu liền kề (trước và sau) để tìm thông tin trả lời)
Chunking là quá trình chúng ta nhóm các thông tin lại với nhau để tìm ra câu trả lời. Nó tùy thuộc vào loại thông tin nào chúng ta đang tìm kiếm trong đoạn văn, bài văn.
Part 7: Reading Comprehension
Tip 1 :Trả lời câu hỏi về nội dung trong phạm vi một văn bản trước tiên
Những câu hỏi ở dạng bài tập này có hai loại:
(1) câu hỏi hỏi về nội dung trong phạm vi một văn bản
(2) câu hỏi yêu cầu kết nối nội dung nhiều văn bản.
Tip 2: Đọc lướt ba văn bản, nắm nội dung chính, hình dung ngữ cảnh và xác định mối liên kết giữa chúng
Việc hình dung đúng ngữ cảnh và hiểu được mối liên hệ giữa các văn bản giúp bạn nhanh chóng xác định được chính xác vị trí cần tìm thông tin để trả lời câu hỏi.
Tip 3: Trả lời câu hỏi về thông tin cụ thể trước
Những câu hỏi hỏi về một chi tiết cụ thể như: what time, how much, … những câu hỏi này không yêu cầu đọc gần hết cả văn bản mới tìm được câu trả lời, hơn nữa việc tìm những con số và chi tiết cụ thể trong một văn bản cũng dễ dàng hơn.
Và cuối cùng là phần câu hỏi và giải đáp thắc cho các bạn học viên
Vậy là buổi Workshop Online: Chia sẻ kỹ năng Listening và Reading trong TOEIC đã được tổ chức thành công nhờ sự tham gia và ủng hộ từ các bạn học viên, thành viên trong các nhóm cộng đồng của trung tâm. Đây là slide cho buổi workshop, các bạn vào đây tải nhé: https://bom.to/o5yf7xrh . Sắp tới trung tâm sẽ tổ chức thêm nhiều buổi workshop bổ ích để các bạn sĩ tử có cơ hội trao đổi trực tiếp với các thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy. Hy vojgn sẽ gặp lại bạn trong các buổi workshop tiếp theo.