Đây là bài chia sẻ của một bạn học viên về cách luyện TOEIC trong quá trình ôn luyện TOEIC của bạn ấy, Thầy nghĩ bài chia sẻ này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn luyện nghe TOEIC của bản thân, các em tham khảo nhé.
5 cách đơn giản luyện nghe TOEIC sau đây sẽ giúp các em dễ dàng ẵm trọn số điểm Listening như mình mong muốn, hãy chọn ra cách luyện nghe Tiếng Anh TOEIC phù hợp nhất và áp dụng luyện tập với bản thân nhé.
Cùng bắt đầu xem bạn học viên của FireEnglish đã chia sẻ những cách nào để “bứt phá” điểm Listening TOEIC của bản thân nha. Let’s go !!!
5 cách đơn giản “bứt phá” kỹ năng luyện nghe TOEIC
Nghe không hiểu gì hay nghe như vịt nghe sấm là những câu nói quen thuộc của những bạn yếu phần Listening. Tuy nhiên trước khi bắt tay vào công cuộc tìm thuốc giải cho căn bệnh này, hãy chắc chắn rằng bạn có thể kiên trì và chăm chỉ luyện tập theo như hướng dẫn của mình nha. Nó rất tốt cho bạn trong việc luyện nghe TOEIC part 1, luyện nghe TOEIC part 2 nói riêng và luyện nghe TOEIC nói chung đấy.
1. Dự đoán nội dung khi luyện nghe TOEIC
Hãy tưởng tượng bạn vừa mới bật TV. Bạn thấy một người đàn ông mặc một bộ đồ đứng trước một tấm bản đồ lớn với các biểu tượng của mặt trời, mây và sấm sét. Vậy bạn có thể đoán xem anh ta đang định nói gì với bạn? Có thể nhiều khả năng, đây sẽ là một bản tin dự báo thời tiết. Bạn sẽ hình dung liên tưởng những từ như “nắng”, “gió”, “mưa”, “lốc” và “u ám”. Và có thể bạn sẽ nghe thấy anh ta sử dụng thì tương lai. Câu anh ta sẽ nói có thể là :”Đây sẽ là một khởi đầu cho một ngày lạnh lẽo”; “sẽ có mưa vào buổi chiều”.
Tùy thuộc vào bối cảnh – một tin tức, một bài giảng, một cuộc trao đổi trong siêu thị – bạn sẽ có thể dự đoán trước được loại từ và kiểu ngôn ngữ mà người nói sẽ sử dụng. Kiến thức về thế giới xung quanh sẽ giúp chúng ta dự đoán loại thông tin mà chúng ta có thể nghe được.
Bạn có thể thực hành như sau: Các bạn có thể xem hoặc nghe chương trình truyền hình của Mỹ như: Ellen Show, Little Big Shots, Masterchef America,… từ YouTube, tạm dừng sau mỗi vài câu. Sau đó hãy dự đoán những gì sẽ xảy ra hoặc những gì người nói có thể nói tiếp theo.
Bí quyết mà mình rút ra được: Nếu bạn đang tham gia một bài kiểm tra nghe, lướt qua các câu hỏi trước và cố gắng dự đoán loại thông tin nào bạn cần để nghe. Ví dụ: Một câu hỏi bắt đầu bằng cụm từ “Có bao nhiêu …?” có thể đề bài sẽ yêu cầu bạn lắng nghe một con số cụ thể hoặc số lượng nào đó.
2. Lắng nghe ý chính của bài nghe TOEIC
Hãy tưởng tượng bạn đứng trên một tầng thượng cao, bạn có thể thấy toàn bộ khu vực xung quanh. Khi nghe cũng vậy, bạn cũng có thể nhận được “toàn bộ hình ảnh” nhưng với một sự khác biệt hơn là thông tin đến thành một chuỗi (danh từ, tính từ và động từ). Chúng ta thường gọi điều này là lắng nghe ý chính.
Lấy một ví dụ cho bạn sẽ hiểu hơn nhé: từ :thực phẩm” , “bạn bè”, “vui”, “công viên” và “ngày nắng” tách riêng từng chữ chúng sẽ có ý nghĩa riêng của chúng, nhưng khi bạn nghe các từ theo thứ tự và xâu chuỗi chúng bạn có thể hình dung được bối cảnh của một bữa ăn ngoài trời.
Bạn có thể thực hành như sau: Tìm một đoạn video ngắn có phụ đề mà bạn quan tâm. Hãy nhìn tiêu đề trước để dự đoán nội dung và sau đó lắng nghe các từ xuất hiện trong đó. Quay lại và nghe với phụ đề. Bạn đã hiểu bao nhiêu phần trong lần nghe đầu tiên? Hãy thử lại sau một tuần.
Bí quyết mà mình rút ra được: Khi bạn học từ mới, hãy thử nhóm chúng lại với các từ khác được sử dụng trong ngữ cảnh tương tự như: bản đồ tư duy (mindmap),…
3. Phát hiện từ ngữ báo hiệu khi luyện nghe TOEIC online
Cũng giống như đèn giao thông trên đường, khi nhìn đèn xanh hiện lên ta biết sẽ được phép lưu thông, đèn vàng chạy chậm, đèn đỏ dừng lại. Trong bài nghe cũng vậy, những từ ngữ báo hiệu sẽ giúp chúng ta liên kết liên tưởng, hiểu những gì người nói và nơi họ đang nói. Bạn sẽ thường gặp những từ ngữ ký hiệu này trong các bài nghe về thuyết trình và bài giảng.
Mình sẽ lấy 1 ví dụ cho các bạn dễ hiểu hơn. Nếu một giảng viên Đại học nói:”Tôi sẽ nói về 3 yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng nóng lên toàn cầu ….” nếu tập trung bạn sẽ nghe được các cụm từ như: Firstly (trước hết), switch to (chuyển sang), next (tiếp theo) và In short (tóm tắt) để chỉ ra phần tiếp theo của bài giảng đó.
Bạn có thể thực hành như sau: Hầu hết các cuốn sách học dành cho người học tiếng Anh đề đi kèm với một đĩa CD và lời thoại. Hoặc bạn có thể tìm một bài thuyết trình hoặc bài giảng kinh doanh và xem có bao nhiêu cụm từ báo hiệu bạn có thể xác định được (nghe hơn một lần nếu cần) note ra giấy. Sau đó kiểm tra ghi chú của bạn và đối chiếu lại.
Bí quyết mà mình rút ra được: Trong sổ ghi chép của bạn, các cụm từ báo hiệu nên được nhóm lại theo chức năng và thêm các thành ngữ mới khi bạn bắt gặp chúng.
4. Lắng nghe từng chi tiết
Khi áp dụng phương pháp nghe chi tiết này, bạn chỉ cần quan tâm đến một loại thông tin cụ thể như một con số, tên hoặc đối tượng. Những điều không liên quan khác bạn có thể bỏ qua chúng, bằng cách này bạn có thể thu hẹp tìm kiếm của mình và nghe được các chi tiết bạn cần.
Trong bài thi TOEIC, nếu đề bài yêu cầu viết tuổi một người, hãy lắng nghe các từ liên quan đến tuổi tác (già, trẻ, năm, ngày sinh,..) hoặc một số có thể đại diện cho tuổi của người đó. Hãy chờ đợi để nghe ai đó bắt đầu câu hỏi “Bao nhiêu tuổi…?)
Bạn có thể thực hành như sau: Hãy chọn cho mình một chủ đề, loại thông tin chi tiết bạn muốn thực hành luyện nghe TOEIC và xem các chương trình mà bạn mong muốn về chủ đề, thông tin đó. Ví dụ: bạn có thể nghe báo cáo thời tiết để biết chi tiết về thời tiết hoặc bạn có thể theo dõi tin tức thể thao.
Bí quyết mà mình rút ra được: Nếu bạn đang đi thi TOEIC hãy đọc lướt qua các câu hỏi, liệt kê ra các từ quan trọng (keys chính) và quyết định loại chi tiết bạn cần nghe. Việc xác định được keys chính sẽ giúp bạn làm bài và luyện nghe part 1, luyện nghe part 2 một cách nhanh nhất và chính xác nhất.
5. Suy luận ý nghĩa của bài nghe TOEIC
Nếu bạn đi du lịch đến một đất nước mà bạn không nói được tiếng của họ. Bạn vào một nhà hàng địa phương để lấp đầy bụng rỗng của mình. Sau khi ăn xong và sử dụng thẻ tín dụng để trả tiền nhưng thu ngân có vẻ đang nói điều gì đó như xin lỗi để đáp lại.
Mặc dù bạn không hiểu họ đang nói gì nhưng bạn có thể suy luận được là tại nhà hàng này không sử dụng thẻ tín dụng để trả tiền. Đây được gọi là kỹ thuật suy luận ý nghĩa: sử dụng manh mối và kiến thức về một tình huống để tìm hiểu ý nghĩa của những gì chúng ta nghe.
Lấy một ví dụ cụ thể cho mọi người dễ hiểu hơn. Ở một cuộc trò chuyện giữa Thầy và học sinh:
Thầy: Em đã làm bài tập về nhà chưa?
Học sinh: Em đã làm rồi ạ, nhưng con chó nhà em đã gặm nát nó mất rồi ạ.
Thầy: Đó là một lý do tránh né dở nhất tôi từng nghe. Em sẽ không bao giờ vượt qua bài kiểm tra nếu cứ học hành như thế.
Vậy trong trường hợp nếu bạn không và hiểu được hết tất cả cuộc trò chuyện thì khi nghe “bài tập về nhà”, “các bài kiểm tra” và giọng nói trong đoạn hội thoại bạn có thể suy luận được đây là cuộc đối thoại giữa học sinh và giáo viên. Bằng cách sử dụng các đầu mối theo ngữ cảnh và kiến thức chúng ta có thể tìm ra những gì đang được nói, ai đang nói và những gì đang diễn ra.
Bạn có thể thực hành như sau: Tìm một video trên Youtube về một chương trình truyền hình nổi tiếng. Ví dụ: Friends. Thay vì xem nó, hãy lắng nghe cuộc đối thoại và phỏng đoán về những gì đang diễn ra, ai đang nói và mối quan hệ của họ là gì? Sau đó, hãy xem và nghe lại video lần thứ hai. Check lại xem những phỏng đoán của bạn hồi nãy có đúng không?
Bí quyết mà mình rút ra được: Nếu nghe một từ mà bạn không hiểu, hãy thử đoán ý nghĩa của từ đó dựa trên ngữ cảnh hoặc tình huống thực tế.
Cuối cùng, đừng lo lắng khi không hiểu hết những gì mình đã nghe từ lần đầu tiên. Hãy luyện nghe TOEIC nhiều lần, càng thực hành nhiều, bạn càng tiến bộ đó! Chúc các bạn thành công và ẵm trọn điểm nghe trong lần thi TOEIC tới nhé!!!