Băn khoăn của rất nhiều bạn tự học TOEIC chính là nên bắt đầu từ đâu? Cần ôn luyện những gì và ôn luyện như thế nào? Hôm nay, hãy cùng tiếng anh thầy Quý giải đáp tất cả những thắc mắc này một cách thật cụ thể và rõ ràng theo từng bước nhé!
Bước 1: Xác định mục tiêu rõ ràng và hợp lý
Mục tiêu của bạn phải thật rõ ràng, tức là đảm bảo ít nhất 2 yếu tố sau: điểm số và thời gian. Ví dụ: Trong vòng 2 tháng, đạt 600 điểm TOEIC. Những mục tiêu như: “Phải đạt được 600 điểm TOEIC” hoặc “Hai tháng nữa phải đạt được điểm TOEIC thật cao” đều chưa đủ cụ thể, khiến bạn không lập được kế hoạch từng bước giúp bạn đạt được mục tiêu.
Bên cạnh đó, mục tiêu phải hợp lý, tức là phải căn cứ vào xuất phát điểm, thời gian ôn thi mỗi ngày và khả năng tiếp thu, ghi nhớ và vận dụng của bản thân bạn. Ví dụ, bạn đang bắt đầu từ con số không thì bạn phải học theo Lộ trình ôn thi TOEIC cho người mất căn bản thì mới đúng, nhưng lại đặt mục tiêu đạt 600 điểm TOEIC trong 1 tháng như người đã có kiến thức vững vàng rồi thì nghe có vẻ như không khả thi lắm.
Như vậy, để xác định được mục tiêu, trước hết, cần xác định trình độ của mình bằng cách làm thử 2 đến 3 đề TOEIC có bấm giờ như thi thật. Đề TOEIC mới có khá nhiều thay đổi so với đề cũ, vì vậy, bạn nên sử dụng những đề đã cập nhật theo format mới trong sách New Hacker TOEIC. Sau đó, tùy vào thời lượng luyện thi mỗi ngày và khả năng của cá nhân, bạn hãy đưa ra một mục tiêu khả thi.
Bước 2: Xây dựng kiến thức nền tảng
Nếu bạn mới bắt đầu tự học TOEIC, việc tích lũy kiến thức là tối quan trọng để có thể chinh phục một đề thi TOEIC. Bạn cần nắm chắc các kiến thức sau đây:
Về ngữ pháp:
+ Loại thì (Hiện tại, Quá khứ, Tương lai ở các dạng đơn giản, hoàn thành, tiếp diễn,… và các kết hợp giữa chúng)
+ Các loại từ (Danh từ, Động từ, Tính từ, Trạng từ, Giới từ, Liên từ,…) và các chức năng của từ trong câu (Chủ ngữ, Vị ngữ, Tân ngữ, Trạng ngữ,…)
+ Cấu trúc câu cơ bản và phổ biến (câu đơn, câu ghép, câu điều kiện, câu bị động…)
+ Các kiến thức về đại từ, đại từ (mệnh đề) quan hệ
+ Các cấu trúc so sánh của tính từ
+ Dạng của động từ: V, to V, Ving, Ved…
Về từ vựng:
+ Các từ vựng cơ bản
+ Các từ vựng chủ đề Kinh doanh – Kinh tế – Thương mại
Bước 3: Rèn luyện kỹ năng cụ thể cho từng phần
Kỹ năng tự ôn TOEIC trong phần nghe
Luyện nghe hằng ngày, tùy trình độ mà chọn độ dài và nội dung bài nghe cho phù hợp. Ban đầu có thể nghe thụ động, sau này quen rồi thì nghe chủ động. Khi luyện nghe không nhất thiết phải nghe rõ từng từ, chủ yếu cần hiểu nội dung và nhớ được các ý chính.
Chiến thuật chung: Không nghe được bỏ qua luôn, phải bằng mọi cách bắt kịp băng trong bất cứ trường hợp nào.
Ngoài ra, trong mỗi phần cũng nên áp dụng những chiến thuật riêng để giành điểm dễ dàng nhất:
Phần 1:
- Xem trước hình ảnh
- Phân biệt 3 loại tranh (hành động, tình huống chung và tương quan vị trí)
- Chiến thuật đầu bút chì: đặt đầu bút chì ở đáp án có khả năng đúng nhất khi đang nghe. Ví dụ, khi nghe câu A, bạn cảm giác nó có khả năng đúng, cần giữ đầu bút chì chỉ vào đáp án A. Nhưng khi nghe câu B, bạn thấy câu này chính xác hơn câu A, vậy bạn di chuyển đầu bút chì chỉ vào đáp án B. Đáp án C chắc chắn không chính xác, vậy bạn tiếp tục để đầu bút chì ở vị trí đáp án B, không di chuyển. Sau khi băng đọc hết 4 câu, đáp án bạn đang chỉ vào chính là đáp án cần chọn.
Phần 2:
- Chú ý xem câu đưa ra có ý hỏi, yêu cầu, đề nghị, hay bày tỏ ý kiến, … để mường tượng ra cách thức trả lời;
- Chiến thuật đầu bút chì;
- Chú ý bẫy (từ đồng âm, từ gần âm, từ giống hệt nhưng nghĩa cả câu không liên quan).
Phần 3:
- Đọc trước đề để hình dung ngữ cảnh và, đối với dạng câu hỏi có bảng biểu, để biết trước thông tin nào trong bảng cần nhìn vào để kết hợp với bài nghe suy ra được đáp án chính xác;
- Phân biệt giọng nam nữ để khoanh vùng vị trí thông tin cần tìm;
- Hiểu ngữ cảnh và mạch diễn biến để trả lời câu hỏi ngụ ý;
- Bài có 3 người nói cần để ý phân biệt rõ ràng từng nhân vật.
Phần 4: Gần như tương tự với phần 3, tuy nhiên bằng chỉ có 1 người nói nên thông tin liền mạch, dễ bỏ sót → Nghe kỹ từ nối các câu, các từ khóa chỉ địa danh, chỉ số lượng, thời gian…
Kỹ năng tự học TOEIC trong phần đọc
Luyện đọc hằng ngày, tùy trình độ mà chọn độ dài và nội dung bài đọc cho phù hợp. Rèn luyện thành thục 2 kỹ năng skimming và scanning như sau:
- Skimming được sử dụng khi muốn tìm ý chính của văn bản, tức là khi bạn gặp câu hỏi như: What is the main purpose of the message?, What is the memo mainly about?,…hoặc khi bạn cần nắm được nội dung chính để hình dung mối liên kết giữa 2 hay 3 văn bản khác nhau trong cùng một bài tập. Khi áp dụng kỹ năng này, bạn cần đọc những phần quan trọng sau: tiêu đề, câu chủ đề của từng đoạn (thường năm ở đầu hoặc cuối đoạn), phần mở đầu và kết luận (nếu có). Bạn hãy đọc thật nhanh từ trên xuống dưới, chú ý mạch viết của văn bản thông qua các từ vựng để liên kết các câu như: firstly, secondly, one of…, another, however, on the other hand,…
- Scanning được sử dụng khi cần tìm một chi tiết cụ thể trong văn bản, ví dụ, bạn cần trả lời câu hỏi: What time is the meeting going to start?, khi đó bạn nên đọc thật nhanh để tìm ra vị trí của thông tin cần thiết, ví dụ như 1 giờ cụ thể, hay từ khóa meeting, start. Khi áp dụng kỹ năng này, bạn cần đưa mắt nhìn trên phạm vi nhiều dòng cùng một lúc, có thể đọc theo kiểu zigzag 3 câu một, từ trái sang phải rồi lại từ phải sang trái cho tới khi tìm ra thông tin.
Cụ thể kỹ năng trong mỗi phần như sau:
Phần 5:
Nhìn lướt các đáp án để xác định đó là câu hỏi ngữ pháp hay từ vựng. Nếu là câu từ vựng, thường phải đọc cả câu để làm, nếu là câu ngữ pháp, nhất là câu từ loại, chỉ cần đọc một số từ xung quanh chỗ trống và cũng không nhất thiết phải hiểu ý nghĩa của câu mà đề đưa ra.
Phần 6:
Chiến thuật đọc lướt đáp án như phần 5, ngoài ra chỉ cần đọc câu cần điền từ và 1-2 câu xung quanh, không cần đọc cả văn bản.
Bài điền cả câu cần áp dụng 2 bước: (1) làm các câu khác trước, kết hợp đọc lướt cả đoạn để nắm được mạch triển khai ý; (2) đọc câu liền trước và liền sau chỗ trống để có manh mối trực tiếp giúp điền đúng câu.
Phần 7:
Đọc trước câu hỏi để scanning, nhanh chóng đưa ra được đáp án đúng mà không cần đọc cả bài.
Với bài có hình ảnh, bảng biểu: Nghiên cứu kỹ hình ảnh, bảng biểu, xem kỹ nội dung từng trường thông tin và câu hỏi liên quan để tìm ra mối liên hệ, trả lời câu hỏi.
Đối với bài tập có 3 văn bản: xác định mối liên hệ giữa 3 văn bản, ưu tiên trả lời câu hỏi trong phạm vi một văn bản trước.
Với Câu hỏi điền câu vào vị trí thích hợp: (1) Làm sau các câu khác; (2) Đọc câu cần điền, nắm rõ nội dung chính và các từ khóa; (3) Đọc câu ngay trước và câu ngay sau các chỗ trống. Một trong hai câu này sẽ liên quan rất chặt chẽ đến nội dung của câu cần điền.
Bước 4: Luyện đề và rút kinh nghiệm
Đây là bước vô cùng quan trọng giúp bạn làm quen với áp lực và áp dụng các kỹ năng, đồng thời phát hiện ra điểm yếu, thiếu sót của mình để cải thiện.
Bạn nên sử dụng đề mới trong sách New Hacker TOEIC, có bấm giờ. Sau mỗi lần luyện đề, đừng vội làm ngay sang đề mới mà hãy xem lại những chỗ sai để nhanh chóng bổ sung kiến thức và kỹ năng cần thiết. Sau một thời gian, khi cảm thấy đã cải thiện hoàn toàn được những điểm yếu đó, hãy luyện 1 đề khác để đo lường mức độ tiến bộ nhé!
Kết
Hy vọng thông qua cách tự học TOEIC mà thầy vừa chia sẻ với các bạn, thầy mong rằng những phương pháp học và mẹo làm bài thi mà thầy đã đúc kết từ bấy lâu nay sẽ phần nào đó giúp các bạn trong quá trình ôn luyện của mình trở nên hiệu quả hơn. Tìm thấy động lực chinh phục đề thi TOEIC. Chúc bạn thành công!
P/S: Thầy có thể giúp được gì cho bạn?
Nhận thấy được đây chính là những rào cản chính của những bạn gặp vấn đề mất căn bản khi ôn luyện TOEIC, khóa học KHÓA HỌC TOEIC ONLINE HỌC ĐỀ MỚI được thầy thiết kế để giúp các bạn vượt qua những trở ngại này bằng lộ trình học tập trung vào những kiến thức căn bản, không lan mang, được hệ thống kỹ càng. Những từ vựng được chắt lọc, cho học, cho ôn đi ôn lại trong suốt khóa học. Học và trả ngay trên lớp nên rất phù hợp với các bạn không có nhiều thời gian làm bài tập về nhà nhưng vẫn “một bụng” kiến thức.