Linking verb là gì mà khiến nhiều sĩ tử mất khá nhiều điểm trong bài thi? Đây là một trong những điểm ngữ pháp quan trọng trong đề thi TOEIC, để tránh mất điểm oan uổng, các em cần nắm rõ tính chất và cách sử dụng linking verb. Cùng thầy trang bị kiến thức về linking verbs trong bài viết dưới đây.
Linking verb là gì?
Linking verb hay còn gọi là động từ nối, các động từ này được dùng để mô tả trạng thái của chủ ngữ trong câu thay vì diễn tả hành động như các động từ thông thường.
Một số tính chất của động từ nối các em cần lưu ý khi sử dụng:
- Linking verb diễn tả bản chất, trạng thái của sự vật và sự việc.
- Phía sau là danh từ, cụm danh từ hoặc tính từ.
- Không chia động từ nối bằng thì tiếp diễn.
Example:
- Tom seemed unable to focus on the test.
- She is so clumsy.
- I became a music producer in 2000.
Các linking verb (động từ nối) thường gặp
Các bạn sĩ tử đang ôn thi TOEIC cần nắm chắc điểm ngữ pháp này vì mức độ xuất hiện của linking verb trong TOEIC khá dày đặc, đặc biệt trong Part 5 TOEIC.
Động từ nối dạng to-be
To-be là dạng linking verb xuất hiện phổ biến nhất, bao gồn các từ sau đây: be, being, been, am, is, was, are, were,….
Example:
- We are talented students coming from America.
→ “We” đóng vai trò là chủ ngữ, “are” là linking verb và theo sau là cụm danh từ “talented students” . - Susan has been a staff member for 3 months.
→ ‘Susan” là chủ ngữ, “been” là động từ nối và “a staff member” là cụm danh từ.
Các dạng động từ nối phổ biến khác
Chắc hẳn rằng một số các động từ thầy sắp liệt kê dưới đây nhiều sĩ tử sẽ thấy rất quen nhưng không biết chúng đóng vai trò gì trong câu. Với một số câu, chúng có chức năng là linking verb, ví dụ như:
- Appear: Dường như, hóa ra, có vẻ. Ví dụ: It appears that Tom failed the exam (Hóa ra Tom đã trượt bài thi).
- Seem: Có vẻ, coi bộ, dường như. Ví dụ: It seems difficult to achieve the high grade in this test (Việc đạt được điểm cao trong bài thi này dường như khá khó khăn).
- Grow: Trở nên, trở thành. Ví dụ: Susan grows more beautiful everyday (Susan trở nên xinh đẹp hơn mỗi ngày).
- Become: Trở nên, trở thành. Ví dụ: Tom became worse than 3 months ago (Tom trở nên tệ hơn 3 so với 3 tháng trước).
- Remain: Vẫn. Ví dụ: Train fares are likely to remain unchanged (Giá vé tàu dừng như không thay đổi).
- Prove: Tỏ ra. Ví dụ: Sam always proves to be clever every time (Sam lúc nào cũng tỏ ra mình thông minh).
- Look: Trông có vẻ. Ví dụ: The garden looks nice (Khu vườn trông rất đẹp).
- Stay: Vẫn, giữ nguyên. Ví dụ: He never stays angry for long (Anh ấy không bao giờ giận dữ trong thời gian dài).
- Sound: Nghe có vẻ. Ví dụ: She didn’t sound surprised when I told her the news (Cô ấy trông có vẻ ngạc nhiên khi tôi kể tin tức với cô ấy).
- Smell: Có mùi, ngửi thấy mùi. Ví dụ: It smells so great (Nó có mùi thật tuyệt).
- Feel: Cảm thấy. Ví dụ: The bus ride made me feel sick (Đi xe buýt làm tôi cảm thấy buồn nôn).
- Taste: Nếm mùi vị. Ví dụ: This drink tastes sweet (Thức uống này có mùi vị ngọt ngọt).
Phân biệt linking verb với action verb
Action verbs (Động từ chỉ hoạt động) và Linking verbs (Động từ nối) thường bị nhầm lẫn vì cùng một từ đó tùy cách sử dụng và ngữ cảnh trong câu mà động từ được xét là Action verbs hay Linking verb.
Example 1: Susan looks beautiful.
Tính từ “beautiful” đứng sau động từ “look” để bổ ngĩa cho chủ ngữ “Susan”. Khi các em thay “look” thành động từ liên khác như “to-be, Susan is beautiful” thì câu không bị thay đổi nghĩa → Động từ “look” trong câu là động từ nối.
Example 2: Susan looks at her brother happily.
Trạng từ “happily” có vai trò bổ ngữ cho động từ “look”, khi các em thay “look” bằng động từ “to-be, Susan os at her brother happily” thì câu bị thay đổi nghĩa → Động từ “look” trong câu này là động từ chỉ hành động.
Lỗi sai hay mắc phải khi dùng linking verbs
Điểm ngữ pháp linking verb trong TOEIC thường rất dễ làm bẫy để các bạn “sa lưới mất điểm”, một số điểm sau đây các em cần lưu ý:
Nhầm lẫn động từ nối với động từ chỉ hành động
Như thầy đã đề cập phần trên, một số động từ như smell, feel, taste, look,….vừa có thể là linking verb vừa có thể là action verb. Vì vậy mà đối với các dạng bài tập cần phân biệt hai loại từ này, các em chỉ cần thay thế “to-be” vào câu xem câu có biến đổi nghĩa và đúng ngữ pháp không.
Chia thì hiện tại tiếp diễn với động từ nối
Một tính chất cực kỳ quan trọng của linking verb là không chia bằng thì tiếp diễn. Môt khi chia tiếp diễn cho động từ nối thì chúng sẽ trở thành động từ chỉ hành động (Action verb), ngọa trừ các từ như look, feel, taste, smell.
Example: Jane is tasting lunch.
Students are looking so worried about the exam grade.
Bài tập linking verb có đáp án
Các dạng bài tập linking verb dưới đây sẽ giúp các em ứng dụng tốt điểm ngữ pháp này trong bài thiTOEIC. FIle này tổng hợp các dang bài như tìm liên từ trong câu, sửa cấu trúc ngữ pháp, phân biệt liking verbs và action verbs,…. Các em luyện tập thường xuyên để tăng trình giải đề cho mình nha.
https://docs.google.com/document/d/1ORHBWOUodLWYR-ArJFtynMpnOnVOXadFhAbfFtyvbLE/edit?usp=sharing
Download bài tập về linking verb có đáp án: TẠI ĐÂY
Bài viết này thầy đã tổng hợp điểm ngữ pháp quan trọng trong đề thi TOEIC là linking verb. Trong quá trình ôn tập, nếu các em cần hỗ trợ giải đáp thắc mắc, tăng trình khả năng luyện đền, nhóm cộng đồng giải đề FREE ETS do thầy hướng dẫn trực tiếp welcome các em tham gia → ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY