Tập trung học thuộc lòng các câu có sẵn khi học tiếng anh giao tiếp sẽ khó nhớ lâu và khó ứng dụng. Vì vậy, chúng ta cần ghi nhớ các cấu trúc tiếng anh, đặt nhiều ví dụ thực hành, sau đó ứng dụng thực tế vào đời sống hàng ngày. Bạn viết dưới đây FireEnglish sẽ giúp bạn tổng hợp ngữ pháp tiếng anh giao tiếp mang tính nền tảng, phân tích cách sử dụng và ngữ cảnh dùng hợp lý để bạn dễ dàng linh hoạt trong giao tiếp.
Ngữ pháp tiếng anh giao tiếp cơ bản
Cấu trúc câu đơn
Đây là nền tảng cơ bản nhất để bắt đầu học ngữ pháp tiếng anh giao tiếp. Một câu đơn phổ biến sẽ có câu trúc:
CHỦ NGỮ (S) + ĐỘNG TỪ (Verb) + TÂN NGỮ + Các thông tin nền
- I /go out /with my friend /last night. (Tôi / đi chơi / với bạn của tôi / tối qua.)
- Hãy nhìn một số ví dụ đơn giản dưới đây để thấy hội thoại có thể bắt đầu từ ngay bây giờ:
- I sleep (Tôi ngủ)
- We eat in the kitchen (Chúng tôi ăn trong nhà bếp)
- I go to work with my friends (Tôi đi làm với bạn bè của tôi)
- I come home late (Tôi về nhà)
- I am a teacher (Tôi là giáo viên)
Vậy khi muốn nói gì đó, bạn chỉ cần xác định WHO (I, we, you, he, she, things…) và từ vựng về động từ cơ bản là đã có thể bắt đầu ngay. Ngoài ra, thời gian là yếu tố tạo ra sự khác biệt trong một cuộc hội thoại, giúp người nghe hiểu đúng bối cảnh. Vì vậy, chúng ta cần biết cách sử dụng các thì. Có tất cả 12 thì trong tiếng anh, nhưng trong tiếng anh giao tiếp, người bản xứ thường chỉ dùng 3 thì cơ bản nhất: thì hiện tại đơn, thì quá khứ đơn, thì tương lai đơn.
Thì hiện tại đơn trong ngữ pháp giao tiếp tiếng anh
Cấu trúc thì hiện tại đơn:
S (I, we, they, things, he, she…) +To be/ Verb (có chia động từ)
Sử Dụng khi nào?
- Để nói về một thói quen trong sinh hoạt
- Một sự vật mang tính thường xuyên, lặp đi lặp lại
- Một sự thật hiển nhiên
Ví dụ:
- I am a doctor (Tôi là một bác sĩ)
- It’s very hot today (Ngày hôm nay rất nóng)
- They’re my daughters (Chúng là con gái của tôi)
Cấu trúc cần nhớ:
I + AM (NOT)
YOU/WE/THEY/Noun (số nhiều) + ARE (NOT)
HE/SHE/IT/Noun (số ít) + IS (NOT)
Nếu muốn hỏi và nói ở thể phủ định, chúng ta sử dụng trợ động từ DO/DOES, hai từ này đi kèm với ĐỘNG TỪ NGUYÊN THỂ ở dạng câu phủ định.
Dạng nghi vấn: DO/DOES (tuỳ thuộc ngôi nào) + S + VERB (Động từ nguyên thể không chia)…?
Vậy khi nào động từ thêm s, khi nào thêm “es”, hoặc một số dạng đặc biệt như HAVE – HAS:
-
Thêm –es cho các động từ tận cùng là –o, -s, -ch, -x, -sh, -z (tạm đọc: Ốc Sên Chạy Xe SH Zỏm)
Ví dụ: He goes swimming on Sunday
- Với động từ tận cùng bằng “y”
Nếu trước “y” là phụ âm, chuyển “y” thành “ies”. Ví dụ: She cries. That bird flies…
Nếu trước “y” là nguyên âm, chỉ cần thêm “s” sau động từ đó. Ví dụ: She plays at home. He stays at home.
- Have (với I, You, Noun số nhiều) – Has (Với ngôi ba số it + Noun số ít)
Ví dụ: I have a blue car, and she has a yellow one.
- Các động từ còn lại chỉ cần thêm “s” với chủ ngữ phù hợp.
Lưu ý:
- Biết rõ chủ ngữ mình định nói thuộc loại nào: I – we,they,you – Noun (số nhiều) hoặc He,she,it – Noun (số ít)
- Biết mình dùng động từ gì (động từ thường hay To be) nếu đứng cạnh chủ ngữ trên có phải chia(s/es) hay không?
- Muốn nói KHÔNG thì dùng: I am not, she is not – I don’t play – She doesn’t play
- Muốn đặt câu hỏi ở thì hiện tại đơn: Are you a girl? Do you love me? Does he love you? (đảo trợ động từ lên trước và giữ nguyên thể động từ trong câu hỏi và thể phủ định, vì đã có DO/DOES nên không cần chia)
- Có thể thêm một số trạng từ chỉ tần suất như usually, often, always, rarely trong câu để diễn đạt mức độ thường xuyên của hành động. Ví dụ: I rarely eat out because of Covid-19.
Như vậy, ngữ pháp thì hiện tại đơn đã đơn giản hơn rất nhiều, và bạn đã có thể sử dụng nói bất chấp. “Trẻ em tập nói chính nhờ sự bắt chước, và không sợ sai, chỉ cần nhảy vào và nói những gì chúng muốn.” Chúng ta hoàn toàn có thể bắt đầu nói tiếng anh, chỉ cần chúng ta bỏ qua nỗi sợ sai.
Cách nói về tương lai trong ngữ pháp tiếng anh giao tiếp
Cấu trúc tương lai đơn: I/We/They …+ Will + Verb
Sử dụng khi nào:
- Khi chúng ta nói về một điều chung chung sẽ xảy ra trong tương lai (không có nhiều sự chắc chắn)
Ví dụ: “I’m busy right now – I’ll call you tomorrow.” (“Hiện tại tôi đang bận – Tôi sẽ gọi cho bạn vào ngày mai.”)
- Khi nói về sự dự đoán cho tương lai (như dự đoán về thời tiết ngày mai..)
Ví dụ: “I think it’ll rain tonight.”
- Nói về quyết định:
Ví dụ: Waiter: “What would you like to eat?” Customer: “I think I’ll have the chicken.”
- Để hứa hẹn, đưa ra lời đề nghị
Ví dụ: “I’ll help you with your homework tomorrow.”
Trong giao tiếp, ta thường nói I’ll, We’ll, They’ll… nên cần phát âm đúng âm “l”.
Lưu ý: Khi bạn muốn nói “tôi sẽ gọi món…” hoặc “trời có lẽ sẽ mưa tối nay”, hoặc một hành động, một quyết định vừa mới nghĩ tới >> cần ghi nhớ sử dụng I’ll.
Cấu trúc: I’m going to = I’m gonna (trong giao tiếp)
Sử dụng khi nào: Khi muốn nói về các dự định, kế hoạch tương lai, ở đây thường là những kế hoạch đã hoạch định trước, khả năng xảy ra cao. Dùng để dự đoán điều sắp xảy ra khi có dấu hiệu rõ ràng hay bằng chứng cho điều đó.
Ví dụ: I think it is going to rain – I just felt a drop. (Tôi nghĩ trời sắp mưa – tôi chỉ cảm thấy một giọt.)
Câu hỏi cho thì tương lai: will/shall + i/we/they/he/she + verb (nguyên thể) +…?
Với thể PHỦ ĐỊNH, bạn chỉ cần thêm NOT sau will >> will not = won’t.
Chúng ta chỉ cần dùng 2 cấu trúc này để BẮT ĐẦU NÓI VỀ các hoạt động TƯƠNG LAI NGAY và LUÔN. Ngoài ra thuộc lòng một số cụm từ bắt đầu sau để nói đến hành động ở THÌ TƯƠNG LAI:
- I’m going to…
- I’m planning to…
- I hope to…
- I’d like to…
- I might… / I may
- I’m thinking about….
- I’ll + verb (nguyên thể)/to be….
- I’m/We’re + going to (gonna) + verb (nguyên thể)/to be….
Thì quá khứ đơn trong ngữ pháp giao tiếp tiếng anh
Cấu trúc:
Với “To be”, nhớ rằng:
I/he/she/Noun + was (not)/wasn’t
You/They/We/Noun(s) + were (not)/weren’t
Sử dụng khi nào? Diễn tả một hành động (hoặc một chuỗi hành động) xảy ra trong quá khứ, và đã kết thúc hoàn toàn, không liên quan tới hiện tại.
Lưu ý:
- Nói về quá khứ cần bổ sung thêm các mốc thời gian cho quá khứ như yesterday, last night, last month, last year… và đừng quên thêm trợ động từ đi.
Ví dụ: I worked last night. Did he work yesterday? – He didn’t work yesterday.
- Có một cấu trúc cần thuộc lòng khi giao tiếp: “tôi đã từng…” (nhưng bây giờ không còn làm gì đó nữa) là: I used to + verb (nguyên mẫu)
Ví dụ: My grandmother has spent her whole life on the farm and is used to working hard. (Bà tôi đã dành cả đời cho nông trại và đã quen với việc làm việc chăm chỉ.)
Ứng dụng ngữ pháp tiếng anh giao tiếp để đề nghị ai đó làm gì hoặc xin phép ai đó làm gì
Có rất nhiều cách nói lời đề nghị, bày tỏ mong muốn,… trong tiếng anh. Nhưng bạn chỉ cần ghi nhớ một số cách nói tiêu biểu sau để dễ dàng bắt đầu cuộc hội thoại. Cố tiếp thu quá nhiều nguyên tắc và cấu trúc chỉ khiến bạn thêm bối rối và không tự tin khi nói.
Cách đề nghị ai đó làm gì
Cấu trúc: Could /Can/Would + S (you/I/we/they/he/she..) + Verb (nguyên thể) + Các thành phần phụ nếu có
Ví dụ:
- Could you open the door for me, please? (Làm ơn mở cửa cho tôi được không?)
- Can you help me with this homework, please? (Bạn có thể giúp mình với bài tập này được không?)
- Would you open the door for me, please? (Làm ơn mở cửa cho tôi được không?)
Xin phép ai đó làm gì
Mẫu câu: Can/Could/May + S + Verb (không chia) + thành phần phụ?
Khi muốn xin phép ai đó làm việc gì, chúng ta có thể sử dụng cả Can, Could và May.
- “Can” được dùng khi đối tượng nói là bạn bè, đồng nghiệp, được dùng cho những việc thường ngày, với văn phong thoải mái khi giao tiếp.
Ví dụ: Can I have another drink? (Cho tôi thêm một cốc nữa nhé!)
- Để cho lời đề nghị lịch sự hơn, hoặc khi nói với người lớn tuổi và những người lần đầu tiên bạn gặp, hãy thay từ “Can” bằng “Could”. Cả “Can/ Could” đều có thể sử dụng trong những tình huống không cần quá trịnh trọng và câu nệ.
Ví dụ: Could I borrow your phone? (Tôi có thể mượn điện thoại của bạn được không?)
- Nếu cảm thấy “Can/ Could” vẫn chưa thể hiện sự kính trọng hoàn toàn đối với người nghe, thì “May” sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Ở một môi trường chuyên nghiệp, và mang tính chất cung cách hơn, việc dùng “MayI + V?” sẽ khiến bạn sẽ thể hiện sự kính trọng khi bày tỏ thỉnh cầu với đối phương hơn rất nhiều.
Ví dụ: Excuse me, may I have a look at your report?” (Làm ơn cho tôi xem qua bản báo cáo của anh được không?
Cách bày tỏ ý kiến cá nhân
Trong ngữ pháp tiếng anh giao tiếp, chúng ta cần phải sử dụng những cụm từ để bắt đầu bày tỏ ý kiến/quan điểm cá nhân của mình. FireEnglish giới thiệu với các bạn một số cụm từ thông thường và dễ sử dụng nhất trong văn phong nói khi cần bày tỏ ý kiến cá nhân:
- I think…
- I believe…
- I feel…
- In my opinion… and
- I would say…
Nếu bạn muốn diễn tả thêm mức độ, nhấn mạnh về ý kiến của mình, dùng thêm:
- I really think…
- I strongly believe…
- I truly feel… or
- In my honest opinion…
Cách hỏi ý kiến người khác
Trong các cuộc hội thoại tiếng anh, để hỏi người khác ý kiến về một vấn đề, đề tài nào đó, chúng ta có thể bắt đầu với những câu hỏi theo cụm sau:
- What do you think of…?
- What are your thoughts on…?
- How do you feel about…?
- What’s your opinion on…?
Ví dụ:
- What do you think of the book?
- What are your thoughts on the matte?
- How do you feel about his comment?
- What’s your opinion on singer’s documentary examined life?
Ngữ pháp tiếng anh giao tiếp: Cách nói ĐỒNG Ý với ai đó
Khi bạn đồng tình với ý kiến, quan điểm của một ai đó bạn sẽ nói như thế nào ? Có thể sử dụng ngay những câu đơn giản dưới đây:
- So do I. (Tôi cũng vậy)
- Me too. (Tôi cũng vậy)
- Definitely. (Chắc chắn rồi)
- I agree (Tôi đồng ý)
- I couldn’t agree more. (Tôi không thể đồng ý hơn)
Để nói đồng ý một cách trang trọng hơn, chúng ta sử dụng:
- You’re absolutely right. (Bạn hoàn toàn đúng)
- There is no doubt about it that… (Hoàn toàn không có nghi ngờ gì về điều đó)
- I agree with you entirely. (Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn)
- That’s just what I was thinking. (Đó cũng là điều tôi đang nghĩ)
- I’d go along with that. (Tôi thuận theo điều đó)
- I don’t think so either. (Tôi cũng không nghĩ vậy – đồng ý với việc ai phản đối điều gì)
Cách nói KHÔNG ĐỒNG Ý, và nêu ý kiến của mình
Nếu bạn không đồng ý với quan điểm, ý kiến của một ai đó bạn sẽ nói như thế nào? Bạn có thể bắt đầu ngay với những cấu trúc sau:
Một cách nhã nhặn, lịch sự:
- I’m not sure I agree with you on…
- I’m sorry, but I don’t agree. or
- I’m afraid I disagree.
Một cách hơi thẳng thắn, trực tiếp (quá):
- I disagree!
- I don’t agree. or
- Yeah, but… (highly recommend)
Cách bày tỏ mong ước trong tiếng anh giao tiếp
Có nhiều cách để bày tỏ hy vọng và mong muốn trong tương lai “xa” và tương lai “gần”. Nắm được các cách này sẽ làm cho cuộc nói chuyện của chúng ta trở nên phong phú hơn.
Mong ước trong tương lai xa:
- I wish I had…I Wish I + Verb (ed) (Tôi ước tôi có….Tôi ước tôi + (động từ)
- In the long-term, I’m hoping …. (Trong tương lai xa, tôi hi vọng …)
- I’ve always hoped for (+ noun). (Tôi luôn luôn hi vọng về (+ danh từ))
Ví dụ: I wish I had more money
“In the long-term, I’m hoping to go to university.”. (Trong tương lai xa, tôi hi vọng được học ở trường Đại học.)
“I’ve always hoped for a good job.”. Tôi luôn luôn hi vọng có một công việc tốt.
Mong ước trong tương lai gần:
- I’m hoping for … (+ noun). (Tôi đang hi vọng…. (+ danh từ))
- I would like…. (Tôi muốn…)
- I’d rather have … (+ noun). (Tôi muốn có … (+ danh từ))
Ví dụ:
I’m hoping for a new cell phone for my birthday. (Tôi đang hi vọng một cuộc gọi chúc mừng sinh nhật của tôi.)
I would like to go on a round-the-world trip.”. Tôi muốn có chuyến đi du lịch vòng quanh Trái Đất.
I’d rather have tickets to the opera. Tôi muốn có những tấm vé nghe nhạc opera.
Hầu hết các cuộc hội thoại đều sẽ sử dụng các cấu trúc trên, FireEnglish đã giản lược mọi cấu trúc xuống chỉ vài loại cho một cách diễn đạt, thậm chỉ bạn chỉ cần bỏ túi vài cấu trúc ngữ pháp tiếng anh giao tiếp ngắn nhất, miễn sao bạn thấy tạm đủ dùng cho mọi cuộc hội thoại. Chúng ta đều là TRẺ CON khi học NGÔN NGỮ, nhưng trẻ con nên được NÓI nhiều, nghe nhiều cuộc hội thoại, vậy nên, đừng đợi bụng đầy chữ mới nói nhé cả nhà.