Luyện thi TOEIC Part 4: Bài nói chuyện ngắn (độc thoại)

Part 4 TOEIC được nhiều thí sinh đi thi về đánh giá là phần khó nhằn nhất trong Listening TOEIC, một phần vì đây là phần cuối cùng của TOEIC Listening, một phần vì theo format mới của TOEIC thì độ khó cũng đã được tăng lên. Vậy làm sao để luyện thi TOEIC part 4 một cách hiệu quả và vượt qua nó một cách dễ dàng hơn? Cùng Thầy điểm qua một vài phương pháp luyện thi TOEIC Part 4 để ẵm trọn điểm part 4 này nhé!

Nhưng trước hết, cùng Thầy kiểm tra thử trình độ Part 4 TOEIC của em hiện tại đang ở mức độ nào để tìm phương pháp học phù hợp nhất nhé!

Link test:

Kết quả kiểm tra của em như thế nào, ổn cả chứ? Nếu em cảm thấy vẫn chưa hài lòng với kết quả này lắm thì để Thầy bày cách giúp em cải thiện trình nghe TOEIC của mình nha. Bắt đầu thôi nào! Let’s go.

[toc]

Sơ lược về TOEIC part 4 

Đầu tiên, để có thể Luyện thi TOEIC part 4 và vượt qua nó một cách thuận lợi, các em cần phải nắm rõ cấu trúc bài thi TOEIC của Part 4 như thế nào để có chiến thuật làm bài hiệu quả hơn.

1. Cấu trúc bài thi

TOEIC part 4 Listening gồm 30 câu hỏi, tương ứng với 10 bài nói. Đặc điểm sẽ chỉ có một giọng đọc xuyên suốt (một người nói). كازينو حي Nội dung bài nói sẽ xoay quanh các chủ đề đời sống hằng ngày. Vì vậy nếu em có một vốn từ vựng đời sống đủ nhiều em có thể nghe và chọn đáp án đúng khá dễ dàng.

Theo cấu trúc của đề thi TOEIC format mới, Part 4 sẽ là sự kết hợp giữa thông tin nghe được với hình ảnh, biểu đồ cho sẵn trong đề. Từ những dữ liệu, liên kết trên lựa chọn câu trả lời đúng và phù hợp nhất.

2. Cách phân bổ thời gian làm bài: 

Nhìn chung part 4 TOEIC có khá nhiều điểm tương đồng với part 3 TOEIC. Nên nếu ai đã đọc qua bài viết Luyện thi TOEIC part 3 và làm quen part 3 TOEIC thì sẽ thấy luyện thi TOEIC part 4 cũng không có gì khó khăn. Như Thầy đã giới thiệu sơ về cấu trúc đề thi ở trên thì trình tự part 4 sẽ diễn ra như sau:

  1. Em sẽ được nghe một bài độc thoại ngắn.
  2. Sau khi bài đọc kết thúc sẽ có 3 câu hỏi liên quan đến bài nói được đưa ra. Thường thời gian đọc câu hỏi là 1 giây/ 1 câu, thời gian nghỉ giữa các câu là 8 giây.
  3. Ở mỗi câu hỏi, em sẽ phải đưa ra 1 đáp án thích hợp nhất trong 4 đáp án A, B, C, D.

=> Vì vậy khi nghe đến câu hỏi thứ 3 em phải nhanh chóng đưa ra đáp án cho các câu hỏi trước và tận dụng thời gian còn lại để đọc đoạn tiếp theo. Lưu ý: không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi. Hãy phân bố thời gian hợp lý làm sao cho khi em nghe xong câu hỏi thứ 3 em đã bắt đầu đọc đến đoạn đối thoại tiếp theo.

3. Các chủ đề thường xuất hiện trong part 4 TOEIC

Khi luyện thi TOEIC Part 4 em thường gặp một số topic thông dụng sau:

  • Chủ đề thông báo (Announcement)
  • Chủ đề quảng cáo (Advertisement)
  • Chủ đề bài diễn thuyết, tọa đàm (Speech)
  • Chủ đề báo cáo, tường thuật (Report)
  • Chủ đề thông báo ở sân bay, thông báo trên máy bay (Flight and Airport Announcement)
  • Chủ đề chương trình phát thanh truyền hình (Broadcast)
  • Chủ đề tin nhắn ghi âm (Recorded message).

4. Các loại câu hỏi trong đề TOEIC part 4 

Nếu em tinh ý một chút em sẽ nhận thấy các đoạn hội thoại trong khi luyện thi TOEIC Part 4 sẽ bao gồm 3 nội dung chính:

  1. Đoạn mở bài giới thiệu thông tin chung chung của bài nói chuyện
  2. Đoạn thân bài sẽ nêu các chi tiết cụ thể trong bài nói chuyện
  3. Đoạn kết bài sẽ nói về hành động tiếp theo của người nói và người nghe

3 câu hỏi được đưa ra thông thường sẽ tương ứng với 3 nội dung trên: Một câu về tình huống chung chung, một câu về các chi tiết cụ thể, một câu về hành động tiếp theo của người nói chuyện.

Ngoài ra theo format đề thi TOEIC, đôi khi sẽ xuất hiện 2 dạng câu hỏi:

  1. Câu hỏi về kết hợp biểu đồ, bảng biểu
  2. Câu hỏi về nghe hiểu ngụ ý

– Dạng câu hỏi về thông tin chung:

Em sẽ nghe được đáp án của kiểu câu hỏi này ngay trong phần đầu của đoạn hội thoại. Các câu hỏi thường gặp của phần này là:

  • What is the main purpose of speech? (Mục đích chính của bài nói là gì?)
  • What is the purpose of report? (Mục đích của bài báo cáo là gì?)
  • Who is most likely the speaker? (Người nói có thể là ai?)
  • Who is the speech aimed at? (Bài nói hướng tới ai?)
  • Where is speaker now? (Người nói đang ở đâu?)

Đối với câu hỏi về mục đích/chủ đề bài nói, đáp án cho câu hỏi này thường xuất hiện trong 2 câu đầu tiên. Còn với các câu hỏi về nhân vật, địa điểm thì cần suy luận và nghe các từ vựng liên quan.

–  Dạng câu hỏi chi tiết:

Câu hỏi dạng này sẽ hỏi sâu hơn về chủ đề của đoạn hội thoại và các nội dung được nói đến. Bởi thế, không có một mẫu câu hỏi cụ thể cho dạng này mà luôn biến hóa khôn lường. Câu hỏi có thể hỏi về thời gian, địa điểm, đối tượng, hay các chi tiết cụ thể khác như: 

  • How many years of experience does Mr. Hegay have in his field of work? (Mr Hegay có bao nhiêu năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực của ông ấy?)
  • When will the boss leave for his vacation? (Khi nào vị sếp sẽ đi nghỉ? موقع مراهنات كرة قدم )
  • How often do the listeners meet? (Người nghe thường gặp nhau mấy lần?)

Em cần lắng nghe kĩ hội thoại để nắm bắt được từ để hỏi từ khóa để có thể trả lời được những câu hỏi này.

–  Dạng câu hỏi suy luận:

Câu hỏi về hành động sắp tới thường được nhắc tới ở cuối bài nói và thường hỏi về người nghe/người nói sẽ làm gì tiếp theo. Câu hỏi này có thể mang tính quy luận hoặc được đề cập trực tiếp trong bài nói. طريقة لعب البلاك جاك

  • What does speaker suggest? (Người nói khuyên điều gì?)
  • What does the speaker advise the audience to do? (Người nói khuyên người nghe làm gì?)

Để làm tốt phần này, em cần lắng nghe kĩ những câu cuối cùng của bài nói với những từ khóa mang tính gợi ý, đề nghị, yêu cầu…

– Dạng câu hỏi kết hợp biểu đồ, bảng biểu:

Với bài nói chuyện có kết hợp với biểu đồ và bảng biểu, ngoài việc đọc nội dung 3 câu hỏi để trả lời thì trước khi bắt đầu nghe audio, em còn cần chú ý đến nội dung trong biểu đồ, bảng biểu nữa nhé.

Câu hỏi kết hợp biểu đồ, bảng biểu thường bắt đầu bằng câu “Look at the graphic” (Nhìn vào bảng biểu), sau đó mới đến câu hỏi chính. Đối với dạng câu hỏi này, bài nghe chỉ đề cập đến thông tin em cần tìm một cách gián tiếp mà thôi. Em cần kết hợp thông tin nghe được với biểu đồ, bảng biểu để suy ra câu trả lời.

Nhưng em cũng đừng lo lắng quá vì những câu hỏi suy luận thường khá đơn giản và ít lắt léo. Điều quan trọng nhất là em phải nghe ra được các thông tin được đề cập gián tiếp đó trong bài nghe.

Lưu ý: biểu đồ và bảng biểu sẽ có thông tin tiêu đề, các giá trị liên quan đến bài nghe, em nên nhìn lướt qua chúng trước khi bắt đầu nghe để hình dung được chủ đề bài nghe và những từ khóa cần phải chú ý nghe kỹ.   

– Dạng câu hỏi nghe hiểu ngụ ý:

Trong tất cả các ngôn ngữ, đôi khi một câu nói có thể thay đổi ý nghĩa tùy thuộc vào ngữ cảnh. Ví dụ như câu “Anh ăn cơm chưa?” có thể có ý nghĩa khác nhau như:

  • Đơn thuần hỏi người nghe ăn cơm chưa
  • Mời người nghe đi ăn chung
  • Nhắc người nghe ăn cơm trước khi uống thuốc (chẳng hạn khi thấy người nghe chuẩn bị uống một loại thuốc phải uống sau khi ăn)

Để làm được loại câu hỏi này, em cần nghe được các thông tin liền trước và liền sau câu nói để hiểu được tình huống và ngữ cảnh của câu nói.

Phương pháp luyện thi TOEIC part 4

1. Đọc câu hỏi  và xác định nội dung

Đọc trước câu hỏi và dự đoán đáp án là bước làm bài tối cần thiết khi em làm bài nghe TOEIC. Để hiệu quả em nên làm theo những bước Thầy chia sẻ sau:

  • Bước 1: Khi đang làm đề luyện thi TOEIC part 4 trong khi máy đang phát hướng dẫn làm đề em có thể tận dụng khoảng thời gian này đọc một lượt qua câu hỏi và 4 đáp án => dự đoán trước nội dung của đoạn nghe.
  • Bước 2: Tập trung nghe đoạn hội thoại để chọn ra đáp án đúng và điền vào Answer Sheet. Vì đã đọc trước câu hỏi và đáp án nên việc tìm ra lựa chọn đúng nhất cũng nhanh và dễ dàng hơn.
  • Bước 3: Sau đó, khi đoạn băng đọc đến câu hỏi và đáp án của phần hội thoại đó thì em nên đọc trước câu hỏi của đoạn hội thoại tiếp theo để đưa ra những dự đoán của riêng mình.

2. Tập trung nghe kỹ đoạn hội thoại để tìm ra key chính định vị câu

Em nên nghe kĩ nội dung từ đầu đến cuối và ghi lại các từ khóa quan trọng để chọn đáp án cho chính xác, tránh việc rối loạn khi làm bài thi. Trong khi luyện thi TOEIC Part 4, em se thấy bài thi thường hay xuất hiện các câu hỏi về số, là một trong những phần dễ mất điểm nhất của thí sinh. Các bạn cũng cần hết sức chú ý nhé.

3. Hãy suy luận đáp án từ dữ liệu cho sẵn

Khác với Part 3, Part 4 hầu như không có bẫy. Tức là em sẽ không cần lo lắng quá nhiều về các bẫy phủ định – trái nghĩa như phần trước nữa. Nếu em nghe thấy một câu có cách diễn đạt tương tự với đáp án, đó gần như sẽ là đáp án đúng.

Chính bởi sự “tương tự” đó, các từ trong đáp án cũng sẽ được thay đổi đi mà vẫn giữ nguyên về nghĩa, tức là sử dụng từ đồng nghĩa. Điều này một lần nữa đòi hỏi em phải không ngừng bổ sung từ vựng cho mình để tránh mất điểm trong bài thi TOEIC Part 4.

Xem thêm: 900 Từ đồng nghĩa tiếng anh thường gặp trong đề TOEIC

Các lưu ý khi luyện thi TOEIC part 4

Trong quá trình luyện thi TOEIC part 4 Thầy chỉ muốn các em lưu ý những điều sau để ôn luyện và làm bài thi được tốt hơn.

  • Em nên nghe kỹ những thông tin đặc biệt như chữ số, thời gian, ngày trong tuần, số tiền… Hãy nhớ là những thông tin này có thể được chuyển đổi thành một dạng khác ở đáp án.
  • Đa số các câu hỏi về nội dung chính đều có một hoặc nhiều từ khóa nằm ở phần đầu của bài nói.
  • Đặc biệt, trau dồi nhiều từ vựng theo chủ đề về đời sống hằng ngày. 

Từ vựng part 4 theo chủ đề

Từ vựng Part 4 TOEIC là phần vô cùng cần thiết trong phần nghe cuối cùng này, mà thường cái gì ở cuối thường hay khó em nhỉ? Nhưng thật ra cũng không khó lắm đâu, chỉ cần em ôn tập kĩ một chút, đúng trọng tâm một chút thì thầy tin các em sẽ làm tốt không chỉ mỗi Part 4 mà cả những phần còn lại.

Từ vựng Part 4 TOEIC chủ đề thông báo, hướng dẫn, quảng cáo

Ở chủ đề “Public Announcements”, bài nói thường xoay quanh các nội dung về thông báo xuất hiện ở sân bay (airport), thông báo trên máy bay (airplane), thông báo ở cửa hàng tạp hóa (department store), trong thư viện (Library), trong nhà hát (theater),…

  1. Please stay tuned: hãy theo dõi
  2. We are expecting: chúng tôi mong đợi rằng
  3. This is [name] with [program]: đây là [tên người nói] với [tên chương trình]
  4. We request that S + V: chúng tôi yêu cầu rằng
  5. I will be back to you as soon as possible: tôi sẽ liên hệ lại bạn ngay khi có thể
  6. It is my (great) pleasure to+V (nguyên thể): Thật là vinh hạnh cho tôi để làm gì..
  7. I take great pleasure in V-ing: tôi có được vinh hạnh lớn trong việc….
  8. It gives me great pleasure to + V: thật là vinh hạnh cho tôi để làm gì..
  9. I’m happy to + V: tôi thấy vui vẻ để…
  10. I’m pleased to + V: tôi hài lòng để làm gì
  11. S + (is/are) having a sale: Cái gì đó đang có chương trình giảm giá
  12. S + is (are) 20% off the regular price: Cái gì đó đang được giảm giá 20 %
  13. As I know: Theo như tôi được biết
  14. Be due to + V: Bởi vì
  15. We apologize for: chúng tôi rất xin lỗi vì…
  16. Be sure to + V: Là chắc chắn để…
  17. Sign up: Đăng ký
  18. Inclement weather: Thời tiết khắc nghiệt
  19. Receive a 30% discount: Nhận mức giảm giá 30%
  20. Until further notice: Cho đến khi có thông báo mới
  21. Inconvenience: sự bất tiện
  22. Staff meeting: cuộc họp nhân viên
  23. Brand new: mới tinh
  24. Agenda: chương trình nghị sự
  25. Special Offer: giảm giá đặc biệt
  26. Maternity leave: nghỉ hộ sản
  27. Gourmet: khách sành ăn
  28. Weather lets up: thời tiết đỡ hơn rồi
  29. Be good for: tốt cho
  30. Reservation: việc đặt chỗ
  31. Be in the mood for: đang muốn
  32. Specialize in: chuyên về
  33. Get a full refund: nhận lại toàn bộ tiền
  34. Clearance sale: bán thanh lý
  35. Check-out counter: quầy tính tiền
  36. Subscribe: đặt, báo
  37. Home appliances: vật dụng trong nhà
  38. Warranty: sự bảo hành
  39. Install: lắp đặt
  40. Reasonable: hợp lý
  41. Ingredient: thành phần
  42. Due date → deadline: hạn chót
  43. Understaffed → employee shortage: sự thiếu hụt nhân viên
  44. Hire part-time workers → recruit temporary workers: tuyển dụng nhân viên thời hạn
  45. Need to get another file cabinet → need additional office furniture: cần thêm đồ đạc văn phòng
  46. Be transferred to London → work at London branch: chuyển tới làm việc tại London
  47. I’m here for a job interview → He is looking for an employment: anh ấy đang tìm kiếm một công việc
  48. Can I call you back later to talk about the tour? (Tôi có thể nói chuyện với bạn sau về chuyến đi được không?)→She is busy with her work at the moment (Cô ấy bận rộn với công việc của cô ấy ở thời điểm hiện tại)
  49. I thought the deadline was tomorrow → She has the incorrect information: Cô ấy tiếp nhận thông tin sai
  50. He won’t be back here until Saturday → He is out of town for a while: anh ấy rời khỏi thị trấn một khoảng thời gian
  51. I guess he’ll be gone for 14 days →He will be away for 2 weeks: Anh ấy sẽ rời đi trong 14 ngày.
  52. Be interested in: cảm thấy thú vị về
  53. I’m calling about: tôi đang gọi về
  54. We are sorry to+ V: chúng tôi xin lỗi để
  55. I recommend that S+V: tôi gợi ý rằng
  56. On behalf of: thay mặt cho
  57. It is necessary to +V: Nó là cần thiết để
  58. Show/Indicate: chỉ ra

Xem thêm: Từ vựng part 4 TOEIC siêu dễ gặp trong đề thi

Nhìn chung luyện thi TOEIC Listnening Part 4 có cách làm bài tương tự với part 3 TOEIC. Tuy nhiên, bài nói khá dài đòi hỏi em phải tập trung cao mới có thể trả lời được câu hỏi. Vì vậy hãy dành nhiều thời gian luyện nghe với hướng dẫn Thầy đã đưa ra ở trên, và thực hành nhiều vào nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt và đạt điểm cao!

Leave a Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.