Part 6 TOEIC có thể được xem như một phiên bản nâng cấp của part 5 nhưng ở dưới dạng đoạn văn. Các đoạn văn ở part 6 mặc dù không dài và phức tạp như ở part 7 nhưng cũng sẽ chứa bẫy khiến thí sinh lúng túng và trả lời sai. Vì vậy bên cạnh các kiến thức bạn đã ôn luyện kĩ càng, để giúp các bạn chinh phục được phần này dể dàng hơn, hôm nay thầy Quý sẽ chia sẻ về kinh nghiệm cũng như các mẹo làm bài thi TOEIC part 6 ‘thần sầu’ dưới bài viết nhé.
Mẹo làm bài thi TOEIC part 6 – 1: Đọc trước câu hỏi và đọc ngay vào nội dung các đáp án.
Khi làm part 6 TOEIC, sẽ lãng phí thời gian và sẽ không làm kịp bài khi bạn dành thời gian đọc cả bài. Thay vì đó, chúng ta sẽ đọc ngay vào chỗ mà đề bài hỏi. Từ đó xác định loại từ cần điền (từ loại, ngữ pháp, từ vựng).
Ví dụ:
132.
(A) modification
(B) modifies
(C) modifying
(D) modifications
Dịch nghĩa:
(A) sự sửa đổi (n)
(B) sửa đổi (v)
(C) đang sửa đổi (v-ing)
(D) những sửa đổi (n số nhiều)
Nhìn ngay vào 4 đáp án trên đại loại đều mang cùng một nghĩa, bạn phát hiện được đây là câu từ loại, vì vậy bạn không cần dịch hết cả câu mà nhìn xung quanh chỗ trống cần điền để xem cấu trúc. Ở đây là cụm danh từ kết thúc trước chữ ‘to’, thiếu một danh từ chính, bạn xem trước đó có chữ ‘several’ nghĩa là ‘vài’ → vài thì phải là vài thứ, từ đó suy ra đáp án đúng ở đây là D.
(*) Đây là một trong cấu trúc xuất hiện thường xuyên trong part 6 nên thầy sẽ nói kĩ hơn về dạng bài này:
Nhìn xung quanh chỗ trống từ còn thiếu, không đọc cả câu, trường hợp câu chưa cung cấp rõ thông tin để đưa ra đáp án, hãy đọc thêm các câu trước và sau đó để phán đoán chặt chẽ hơn và đưa ra phương án cuối cùng. Bạn có thể áp dụng quy trình 3 bước sau:
- Bước 1: Lướt cả 4 đáp án để định dạng câu hỏi: từ loại (N/V/Adi/Adv) hay từ vựng.
- Bước 2: Nhìn xung quanh chỗ trống cần điền tìm dấu hiệu cụm danh từ:
[det] + [adv] + [adj] + [N] [noun chính]
Det là hạn định từ, Adv là trạng từ bổ nghĩa cho tính từ Adj, còn tính từ Adj bổ nghĩa cho danh từ (Noun) chính trong cụm danh từ. Một số các det (hạn định từ): mạo từ (a, an, the); từ chỉ định (this, that, these, those); tính từ sở hữu (my, your, her, his, …); số đếm (one, two, three, …); từ chỉ số lượng ( all, a little, few, …).
- Bước 3: Xác định S-V-O: cốt lõi là đi tìm động từ trong câu. لعبة بوكر اون لاين
Áp dụng cho câu từ loại: S (chủ ngữ), V (động từ), O (tân ngữ). كازينو عربي Trong câu có thể thiếu chủ ngữ nhưng buộc phải có tân ngữ. Ví dụ: Caught a fish (bắt một con cá); Close the book (đóng cuốn sách). Fish và book ở đây là tân ngữ.
- Chưa có V => Điền V => Loại liền to V/Ving => Chia dựa vào (Thì//S số nhiều/ít//Chủ động/Bị động)
- Đã có V => Loại từ V => Phân vân giữa N hay Adv (Nếu là Linking V => Điền Adj).
Mẹo làm bài thi TOEIC part 6 – 2: Điền câu vào chỗ trống
Theo cấu trúc đề thi các năm gần đây, part 6 sẽ xuất hiện một câu hỏi dạng chọn cả một câu điền vào chỗ trống thay vì chọn một từ. Loại câu này bạn cần xem xét, skimming để hiểu nội dung cơ bản của đoạn văn này, yêu cầu về đoạn văn này sẽ nhiều hơn về cả thời gian sẽ lâu hơn một chút. Bạn có thể áp dụng quy trình 2 bước sau để làm part 6:
- Bước 1: Nắm được nội dung chính của đoạn văn & dịch hiểu cả 4 đáp án.
- Bước 2: Dịch các câu quanh chỗ trống và xem xét khớp nghĩa với câu hỏi để tìm đáp án đúng.
Ví dụ:
133.
(A) At that point, more tests will be conducted.
(B) The launch will be our biggest of the year.
(C) However, the surveys are not reliable. سباق احصنة
(D) Team members must each sign the form.
Câu trước chỗ trống, bạn ghim một số từ đại loại như: ‘trong một vài tháng tới, đội phát triển trò chơi sẽ giới thiệu một số sự sửa đổi mà nó làm cho sản phẩm sẽ thu hút hơn’ và câu sau đó: ‘nếu thay đổi thành công, chúng tôi hi vọng tung ra trò chơi….’.
Đến đây bạn đã biết câu trả lời phù hợp nhất chưa? Đúng vậy, câu trả lời chính xác là đáp án A.
Dịch nghĩa:
(A) Tại thời điểm đó, nhiều thử nghiệm hơn sẽ được tiến hành.
(B) Lễ ra mắt sẽ là sự kiện lớn nhất trong năm của chúng tôi.
(C) Tuy nhiên, các cuộc điều tra không đáng tin cậy.
(D) Mỗi thành viên trong nhóm phải ký tên vào biểu mẫu.
Và tất nhiên nếu bạn không có một cơ sở nào để đưa ra đáp án cho câu này, hãy ‘thần tốc’ chọn đáp án để không phí thời gian, ưu tiên các câu sau trước, sau đó có thời gian và có thêm dữ liệu quay lai dịch cả đoạn, ghép từng đáp án vào rồi chọn phương án phù hợp nhất.
Mẹo thi TOEIC part 6 – 3: Các cặp từ nhìn gần như nhau nhưng nghĩa khác nhau hoàn toàn
Trong quá trình luyện thi TOEIC cấp tốc part 6, nếu bạn không cẩn thận chỉ nhìn lướt qua các cặp từ này nhất định sẽ dính bẫy ngay, đôi khi còn có chút bối rối nên nhất định phải học thật kĩ.
Vi dụ:
- patient & be patient/ patience(n): Ở đây patient (n) là một danh từ mang nghĩa: ‘bệnh nhân’, nhưng be patient (adj) lại là một tính từ, patience là danh từ mang nghĩa ‘kiên nhẫn’.
- quite & quiet: Tính từ (adj) quite mang nghĩa ‘yên lặng, yên tĩnh’. Còn trạng từ (adv) quiet mang nghĩa ‘khá’ (khá to, khá đẹp, khá yên lặng, …)
- terrific & terrified. Tính từ (adj) terrific có nghĩa là ‘tuyệt vời, xuất sắc’, ngoài ra nó còn mang nghĩa thứ 2 là ‘nhiều’ (dùng để nhấn mạnh mức độ hoặc số lượng: TERRIFIC amount of work (quá nhiều việc phải làm). Còn tính từ terrified có nghĩa: ‘sợ hãi’.
- converse & conserve: Động từ (v) converse: ‘nói chuyện, trò chuyện’, tính từ conserve: bảo tồn, tiết kiệm.
- find & found: Trường hợp này các bạn thường sẽ nghĩ found là quá khứ của find nên sẽ quy ra cùng một nghĩa như: tìm thấy, tìm kiếm. Nhưng thực ra ‘found’ là động từ ở thì hiện tại giống động từ cột 2 và 3 của ‘find’ nên mang nghĩa hoàn toàn khác, ở đây động từ (v) ‘found’: thành lập, còn động từ cột 2, 3 của nó là ‘founded’.
- dessert & desert: Hai danh từ này thậm chí còn có cách phát âm giống nhau là: /dɪˈzɜːrt/ nhưng dessert là ‘món tráng miệng’ còn desert là ‘sa mạc’, cũng có nghĩa thứ 2 là ‘bỏ hoang, rời khỏi ai đó’.
Ex: A nurse needs ______ when caring for complex patients.
- patience
- patient
- be patient
- patients
Dich nghĩa:
Một y tá cần ______ khi chăm sóc những bệnh nhân phức tạp.
- tính kiên nhẫn (n)
- bệnh nhân (n)
- kiên nhẫn (adj)
- người bệnh (n số nhiều)
Đáp án: A. Ở câu này, nếu không vững kiến thức, bạn sẽ bối rối ngay lập tức, và trong TOEIC Listening khi 2 từ này đồng âm khác nghĩa, sẽ rất nguy hiểm nếu bạn không hiểu bối cảnh và nhầm lẫn giữa 2 từ này, vậy nên trau dồi thật nhiều part 6 TOEIC bạn nhé.
Mẹo làm bài thi TOEIC part 6 – 4: Nhầm lẫn các đại từ quan hệ
Rất nhiều bạn nhầm các từ để hỏi WH-question đều là đại từ quan hệ, nhưng chỉ có who/ whom/ which/ that/ whose hoặc when/ why/ where có khả năng làm đại từ quan hệ, không bao giờ sử dụng what hoặc how.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý các cấu trúc dễ nhầm mà thường xuất hiện dưới đây:
- Giới từ chỉ vị trí/ địa điểm: in/ at + which = where.
Về mặt nghĩa thì in which/ at which = where có nghĩa là thường chỉ một vị trí, địa điểm hay nơi chốn. Còn về mặt cấu trúc, không sử dụng ‘in which’ để chỉ vật mà để giới thiệu một mệnh đề quan hệ (Relative Clause) đứng sau một danh từ và chỉ nơi chốn.
‘In which’ có thể thay thế cho ‘where’ trong câu khi trước đó nơi chốn đã xác định rõ ràng, cụ thể. (Trong văn phong vi, dùng ‘in which’ sẽ formal và trang trọng hơn).
Ví dụ: Nha Trang is a beautiful destination where I really want to visit once time = Nha Trang is a beautiful destination in which I really want to visit once time. (Nha Trang là một địa điểm đẹp nơi mà tôi rất muốn đến một lần).
- Giới từ chỉ thời gian on/ in + which = when
Về mặt nghĩa, on which/ in which = when. Tương tự như dùng in which ở trên, khi dùng on which hay on which thay thế cho when thì trong câu trước đó đã phải đề cập rõ ràng đến một khoảng thời gian.
Lưu ý nhỏ cho các bạn: ‘in which’ dùng cho ‘tháng, năm, mùa’ còn ‘on which’ dùng cho ngày nhé.
Ví dụ: Sunday is a day on which we are relaxed. (Chủ nhật là một ngày mà chúng ta được thư giãn).
- Giới từ chỉ mục đích for + which = why: diễn tả một nguyên nhân xảy ra việc gì đó.
Ví dụ: I feel sick for which I can’t go to school today. (Tôi bị ốm nên hôm nay tôi không thể đến trường).
Mẹo làm part 6 TOEIC – 5: Tính từ và phân từ
Các bạn thường thấy dấu hiệu nhận biết tính từ là đuôi ở dạng: -able, -ive, -al, -ful, -ous, -ant, -ent, -ic, …
Ví dụ tương ứng: capable, active, formal, awful, humorous, important, different, toxic, …
Còn sẽ có trường hợp động từ (V) được thêm -ing hoặc -ed (đuôi của phân từ) sẽ biến thành tính từ, đó được gọi là Tính từ phân từ.
Ví dụ động từ ‘‘shock’’ có thể tạo thành 2 tính từ phân từ ‘‘shocked’’ và ‘‘shocking’’. Tính từ quá khứ phân từ (-ed) dùng để biểu thị cảm xúc của một người nào đó còn tính từ hiện tại phân từ (-ing) dùng để biểu thị người, vật, sự việc gây nên cảm xúc cho ai đó.
Ex: He was shocked when he saw his favorite vase broken. (Anh ấy rất sốc khi nhìn thấy chiếc bình hoa anh ấy yêu thích bị vỡ).
The city’s most shocking statistic is its high rate of drowning deaths. (Thống kê gây sốc nhất của thành phố là tỷ lệ tử vong do đuối nước cao).
Danh sách các tính từ phân từ thường gặp trong bài thi TOEIC part 6.
Tìm hiểu thêm về cấu trúc ngữ pháp: hiện tại phân từ, quá khứ phân từ và phân từ hoàn thành
Mẹo làm part 6 TOEIC – 6: Câu giả định phía sau là chủ từ số ít
Có một sự thật là theo sau ngôi thứ 3 số ít không phải lúc nào cũng là động từ thêm s/ es. Điểm này thường bẫy rất nhiều bạn, để tránh nó, bạn hãy ghi nhớ cấu trúc sau:
- Câu giả định của động từ:
S1 + suggest/ recommend/ request/ ask / require/ demand/ insist…+ S2 + (should) + V
Ví dụ: I suggest my student (should) learn more english. Câu này thường mọi người sẽ chọn ‘learns’ thay vì ‘learn’, nhưng đáp án đúng ở đây là ‘learn’.
- Câu giả định của tính từ:
It + be + crucial/ vital/ essential/ mandatory/ necessary/ … + (that) + S + (should)+ V
Ví dụ: It’s crucial that he should study immediately. Cũng như trường hợp ở trên, sẽ bối rối cho bạn khi lựa chọn giữa 2 phương án: study và studies. Sau khi đọc qua bài viết này tuyệt đối chọn bách phát bách trúng nhé.
Lưu ý về trường hợp phủ định của loại câu này, các bạn giữ lại ‘not’ để ý nghĩa câu không bị thay đổi, còn dùng ‘should’ với trường hợp bạn muốn khuyên một ai đó nên hay không nên làm gì, tuy nhiên bỏ ‘’should’ thì ý nghĩa câu vẫn không thay đổi, chỉ thay đổi văn phong câu chữ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các mẹo làm bài TOEIC part 6 và các cách tránh bẫy thường gặp. Các bạn hãy luyện tập mỗi ngày và làm quen với tốc độ làm bài ở part 6, đồng thời trau dồi về từ vựng lẫn ngữ pháp. Chúc các bạn học tốt!
Nếu em đang tìm kiếm một lộ trình học TOEIC rõ ràng giúp cải thiện phần luyện nghe part 2 TOEIC, hoặc thậm chí là muốn nâng cao điểm số TOEIC của mình một cách nhanh chóng, hãy thử tham khảo các khóa học luyện thi TOEIC online cấp tốc FREE với 16 buổi học Livestream trực tuyến. Lộ trình khóa học gồm 16 buổi luyện đề (3 buổi/tuần, 1 buổi/3 tiếng) để rèn luyện kỹ năng giải đề sát format đề thi thật. Khóa học này phù hợp với các em ôn thi cấp tốc lấy bằng trong 1 tháng, target 500-750+ đều có thể tham gia học. Các em xem chi tiết thông tin dưới đây nhé: