Nhiều bạn cho rằng Luyện nghe Part 2 TOEIC có lẽ là phần thi dễ dàng nhất khi mới bắt đầu ôn thi TOEIC. Bởi ở phần TOEIC listening Part 2 này, các bạn không cần phải nhìn tranh để suy luận ra đáp án như ở Part 1, hay không cần phải ngồi nghe cả một đoạn Tiếng Anh dài như ở Part 3 và Part 4, mà ở Part 2 bạn chỉ cần nghe 1 câu hỏi ngắn và 3 câu trả lời tương ứng, rồi chọn ra đáp án đúng nhất thôi. Do đó, rất nhiều bạn chủ quan không ôn phần này.
Nhưng trên thực tế, TOEIC listening Part 2 lại là phần khiến các bạn dễ mất điểm nhất. Chỗ khó của phần này là buộc bạn phải nghe hiểu được nội dung của cả câu hỏi lẫn câu trả lời – nhưng đây không phải là điều mà bất kỳ bạn học TOEIC nào cũng nghe hiểu hết. Thấu hiểu nỗi lòng đó của các bạn, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn phương pháp luyện nghe Part 2 TOEIC hiệu quả, giúp các bạn vượt chướng ngại vật Part 2 một cách thành công.
1. Tổng quan về TOEIC Part 2
Để luyện nghe TOEIC phần 2 hiệu qua, bạn cần nắm chắc cấu trúc bài thi TOEIC listening Part 2 ở format đề mới. Phần 2 bao gồm 25 câu, trong đó mỗi câu sẽ có 1 câu hỏi, tương ứng với đó là 3 câu trả lời. Nhiệm vụ của các thí sinh là chọn ra câu trả lời phù hợp nhất với câu hỏi trong bài.
Điểm khác biệt của TOEIC Listening Part 2 so với nội dung các Part khác là câu hỏi và câu trả lời đều không được in trong đề thi, mà tất cả đều buộc sĩ tử đều phải nghe để lấy thông tin của câu hỏi và câu trả lời.
Để luyện nghe Part 2 TOEIC đạt hiệu quả như mong đợi, bạn cần biết cách phân bổ thời gian và trình tự làm bài một cách hợp lý. Cụ thể, sau khi nghe câu hỏi, bạn sẽ nghe tiếp 3 câu trả lời ngay sau đó, trước tiên bạn cần đặt bút chì vào câu A. Nếu nghe câu A không phải là đáp án của câu hỏi đó, bạn chuyển đầu bút chì sang đáp án B ngay. Nếu câu B cũng không phải là đáp án đúng thì chắc chắn lúc này bạn hãy khoanh câu C liền để tránh mất thời gian cho câu hỏi tiếp theo.
Vì đề bài ở Part 2 sẽ không được thể hiện trong bài, do đó buộc bạn phải nghe nhớ cả câu hỏi lẫn 3 câu trả lời. Nếu bạn có một trí nhớ ngắn hạn tốt, chắc chắn sẽ là một lợi thế. Lưu ý, câu nào bạn nghe không được thì nên bỏ qua và ngay lập tức chọn bừa 1 đáp án để tô, không nên day dưa với câu đó. Điều này nghe có vẻ không tốt nhưng thực chất sẽ giúp bạn tránh bỏ lỡ nge câu hỏi của câu tiếp theo, làm ảnh hưởng đến kết quả của tổng thể toàn bài.
2. Phương pháp luyện nghe Part 2 TOEIC đối với từng dạng câu hỏi
Để quá trình luyện nghe Part 2 TOEIC trở nên thuận lợi và đạt được kết quả như mong đợi thì điều trước tiên bạn cần tìm hiểu đó là những dạng câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong phần này, từ đó đưa ra phương hướng ôn luyện phù hợp cho từng dạng câu hỏi tương ứng.
2.1. Dạng câu hỏi Wh-question
Đối với dạng W-H, đây là các câu hỏi thường bắt đầu bằng những từ như:
- When = Khi nào
- Where = Ở đâu
- Why = Tại sao/ Vì sao
- Who = Ai
- How = Như thế nào/ Bằng cách nào
2.1.1. Câu hỏi When
Đây là câu hỏi hỏi về thời gian. Do đó, câu trả lời thường chứa những giới từ đi kèm với mệnh đề chỉ thời gian, thời điểm.
Ví dụ:
- When will you go to Boston? (Bạn sẽ đi đến Boston vào khi nào?)
=> At 6:00 PM. (Vào lúc 6 giờ chiều)
- When does the next train depart? (Khi nào chuyến tàu sắp tới sẽ tiến hành? العاب للايفون )
=> In 2 hours. (Sau 2 tiếng)
Ở hai trường hợp trên, câu trả lời thường bắt đầu bằng các giới từ, điều này sẽ giúp ta dễ dàng nhận biết được đáp án cho câu hỏi “When”. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, câu trả lời đôi khi chỉ nhắc tới thời gian mà không có giới từ đi kèm, chẳng hạn:
- When did you learn this lesson? Bạn đã học bài này lúc nào vậy?
=> Last weekend. (Hồi cuối tuần trước).
Do vậy, đối với những câu này, các bạn cần nghe hiểu nghĩa của câu trả lời để chọn ra đáp án đúng.
Để công tác luyện nghe TOEIC Part 2 đạt hiệu quả ở những câu hỏi “When”, dưới đây là các giới từ thường đi với những từ vựng chỉ thời gian thường xuất hiện trong các bài listening test TOEIC:
- in + thời điểm (tháng / năm) = vào thời điểm (tháng / năm)
in July = vào tháng 7
in 2017 = vào năm 2017
in the past = trong quá khứ
- on + thời điểm (ngày / thứ) = vào thời điểm (ngày / thứ)
on Friday = vào thứ sáu
on November 2nd = vào ngày 2 tháng 11
on her birthday = vào ngày sinh nhật của cô ấy
- at + thời điểm = vào thời điểm xác định (như giờ đồng hồ hoặc thời điểm cụ thể như giờ trưa)
at 2 PM = vào lúc 2 giờ chiều
at noon = vào giờ trưa
at sunrise = vào lúc mặt trời mọc
- before + thời điểm = trước thời điểm
before 8 PM = trước 8 giờ tối
- after + thời điểm = sau thời điểm
after Tuesday = sau thứ ba
- by + thời điểm = trước thời điểm
by next day = trước ngày mai
- in + khoảng thời gian = sau khoảng thời gian
in three days = sau 3 ngày nữa
- khoảng thời gian + ago = khoảng thời gian trước
six years ago = 5 năm trước
- between + khoảng thời gian = trong khoảng thời gian
between June and November = trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 11
- during + khoảng thời gian = trong suốt khoảng thời gian
during my childhood = trong suốt tuổi thơ của tôi
- Mẹo luyện nghe Part 2 TOEIC với câu hỏi “When”:
- Câu hỏi về thời gian thì câu trả lời thường sẽ đề cập đến mốc thời gian cụ thể hoặc có giới từ và mệnh đề chỉ thời gian.
- Mốc thời gian được đề cập trong câu trả lời phải phù hợp với thì xuất hiện trong câu hỏi (quá khứ/ hiện tại/ tương lai)
- Bạn phải nắm rõ cấu trúc của giới từ + thời gian /thời điểm.
2.1.2. Câu hỏi “Where”
Đây là dạng câu hỏi hỏi về nơi chốn. Do đó, câu trả lời thường chứa các giới từ đi kèm với mệnh đề chỉ địa điểm, nơi chốn.
Ví dụ:
- Where is The White House? (Nhà Trắng nằm ở đâu?)
=> In The United States of America (Ở Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ)
Tuy nhiên, ngoài trường hợp có giới từ đi kèm thì ở một số câu trả lời chỉ nhắc đến địa điểm, nơi chốn, chẳng hạn:
- Where did you buy this gift? Bạn đã mua món quà này ở đâu thế?
=> I came by the convenience store. Tôi đã ghé qua cửa hàng tiện lợi.
Với những câu trả lời không nhắc đến giới từ, bạn cần phải nghe hiểu được nội dung câu trả lời để chọn ra đáp án đúng.
Để dễ dàng chọn đúng đáp án cho những câu hỏi “Where”, các bạn đang luyện nghe Part 2 TOEIC nên học thêm các từ vựng quan trọng như sau:
- Dùng at cho địa chỉ / nơi chốn cụ thể
at the bus stop = tại trạm xe buýt
at the front desk = tại bàn tiếp tân
at 209 Nguyen Tri Phuong Street = tại địa chỉ 209 đường Nguyễn Tri Phương
- Dùng on cho bề mặt
on the wall = trên tường
on the second floor = trên tầng 2
on Dien Bien Phu Street = trên đường Điện Biên Phủ
- Dùng in cho một khu vực khép kín
in the box = trong hộp
in the garden = trong vườn
in Ha Noi = ở (trong) Hà Nội
Ngoài ra có còn một số giới từ chỉ nơi chốn khác như:
- above = ở bên trên
- below = ở bên dưới
- under = dưới
- behind = sau
- in front of = trước
- between = giữa
- next to = ngay cạnh
- by = bên cạnh
- near = gần
- Mẹo luyện nghe Part 2 TOEIC với câu hỏi “Where”:
- Câu hỏi về nơi chốn thì câu trả lời thường sẽ đề cập đến địa điểm cụ thể hoặc có giới từ và mệnh đề chỉ nơi chốn.
- Bạn phải nắm rõ cấu trúc của giới từ + nơi chốn/ địa điểm.
- Hãy tập trung nghe kỹ câu hỏi lẫn câu trả lời
2.1.3. Câu hỏi “Who”
Đây là câu hỏi hỏi về người, về một nhân vật cụ thể. Do đó, câu trả lời sẽ là tên người, tên công ty, nghề nghiệp, chức vụ, phòng ban hoặc mối quan hệ của họ với ai đó (bố, mẹ, đồng nghiệp,…).
Ví dụ:
- Who is the best student in your class? (Ai là học sinh giỏi nhất trong lớp của bạn?)
=> It’s Kathie Nguyen
- Who will be responsible for these tasks? (Ai sẽ chịu trách nhiệm cho những công việc này?
=> Operation Department will be (Bộ phận Vận hành sẽ chịu trách nhiệm)
- Mẹo luyện nghe Part 2 TOEIC với câu hỏi “Who”:
- Để đối phó với tốt hơn với những câu hỏi “Who”, bạn nên bổ sung theo các từ vựng TOEIC về nghề nghiệp (như teacher, lawyer, tailor), về phòng ban (Human & Resource, IT, Marketing), về chức vụ (như manager, director, assistant), về các mối quan hệ (như daddy, sister, colleague, partner).
- Loại trừ các câu trả lời bằng Yes/No.
- Lựa chọn đáp án có thì phù hợp với thì trong câu hỏi.
2.1.4. Câu hỏi “Why”
Đây là những câu hỏi hỏi về lý do xảy ra của một sự việc, hiện tượng. Do đó, câu trả thường sẽ bắt đầu bằng các từ dùng để giải thích như Because, Because of,…
Ví dụ:
- Why did you arrive at the airport late? (Tại sao bạn đến sân bay muộn vậy?)
=> Because of the traffic jam. (Bởi vì sự ùn tắc đường)
- Why didn’t Ms Hoa go to the company yesterday? (Vì sao hôm qua Bà Hoa không đến công ty?)
=> Because she had a business trip in New York. (Bởi vì bà ấy có một chuyến công tác ở New York)
Ngoài ra, các câu trả lời cho câu hỏi “Why” cũng có thể bắt đầu với giới từ “To” ở đầu câu, chẳng hạn:
- Why did you come by the office before coming back home? (Tại sao cậu ghé qua văn phòng trước khi về nhà thế?)
=> To take some important documents. (Để lấy vài tài liệu quan trọng)
- Mẹo luyện nghe part 2 TOEIC với câu hỏi “Why”:
- Lưu ý thêm một số từ đồng nghĩa với Because và Because of như Cause, Due to, Since, As, Owning to, Thank to,…
- Đôi khi trong câu trả lời sẽ không có đáp án nào có từ Because, kể cả những từ đồng nghĩa với nó. Lúc này, bạn cần phải nghe hiểu được nội dung câu trả lời nào có ngữ nghĩa, bối cảnh phù hợp với câu hỏi nhất.
2.1.5. Câu hỏi “How”
Đây là câu hỏi hỏi về cách thức của một hành động nào đó.
Ví dụ:
- How does this dishwashing detergent work? (Máy rửa chén này hoạt động như thế nào?)
- How did she go to the company yesterday? (Hôm qua cô ấy đi đến công ty bằng cách nào?
Tuy nhiên, đối với những bạn đang luyện nghe Part 2 TOEIC, ngoài việc ôn luyện với câu hỏi “How” đơn như trường hợp trên, các bạn cần chú ý thêm các câu hỏi “How” có tính từ đi kèm. Bởi mỗi tính từ khác nhau khi đi với How sẽ cho ra các câu hỏi mang một ý nghĩa khác. Sau đây là một số cụm từ thường gặp mà bạn cần phải ghi nhớ như:
- How much = Bao nhiêu
- How many = Bao nhiêu
- How long = Trong bao lâu
- How often = Bao lâu một lần
- How old = Bao nhiêu tuổi
- How far = Bao xa
- Mẹo luyện nghe Part 2 TOEIC với câu hỏi “How”:
- Lưu ý các tính từ thường đi với “How” để cho ra các câu hỏi khác nhau.
- Hãy phân biệt ý nghĩa của hai loại câu hỏi là “How long” (Khoảng thời gian bao lâu) với “When” (Mốc thời gian cụ thể).
2.2. Dạng câu hỏi Yes/ No question
Những câu hỏi Yes/No question thường sẽ bắt đầu bằng các trợ động từ (Do, Does, Did, Have, Had, Will, Would) hoặc động từ khiếm khuyết (Can, Could, Should, Must) hoặc động từ to-be (Am/Is/Are, Was/Were) ở đầu câu.
Ví dụ:
- Can you speak Spanish? (bạn có thể nói Tiếng Tây Ban Nha không?)
=> No, I can only speak Vietnamese. (Không, Tôi chỉ có thể nói Tiếng Việt)
- Does she usually wake up at 6:00 AM? (Cô ấy thường thức dậy lúc 6 giờ sáng phải không?)
=> No, at 7:00 AM. (Không, lúc 7 giờ sáng)
- Was he unsatisfied with my decision? (Có phải anh ấy đã không hài lòng với quyết định của tôi?)
=> Yes, he was. (Vâng, đúng vậy)
Trong thức tế, các câu hỏi Yes/No question thường sẽ gây khó khăn rất nhiều cho những bạn đang luyện nghe Part 2 TOEIC, vì các từ đứng đầu câu như trợ động từ, động từ khiếm khuyết hay động từ tobe đều sẽ được người nói đọc lướt qua rất nhanh mà không hề được nhấn âm. Để không bỏ lỡ lấy điểm ở các câu này, bạn học TOEIC nên thường xuyên tập luyện nghe các từ này nhiều lần để làm quen với chúng.
Ngoài ra, ở một số trường hợp, câu trả lời đều sẽ không nhắc đến trực tiếp Yes hoặc No. Thay vào đó, họ sẽ thể hiện Yes/No theo một cách gián tiếp. Đây là điều mà những bạn đang luyện thi TOEIC Part 2 cần chú ý. Ví dụ:
- Did you purchase a couple of movie tickets? (Bạn đã mua 2 tấm vé xem phim chưa?)
=> I bought them two days ago. (Tôi đã mua chúng cách đây 2 ngày)
2.3. Dạng câu hỏi Choice question (câu hỏi lựa chọn)
Câu hỏi lựa chọn cũng có dạng tương tự như Yes/No question, đều có các trợ động từ/ động từ khiếm khuyết/ động từ tobe đặt ở đầu câu. Tuy nhiên, với Choice question sẽ có từ “or” xuất hiện thêm trong câu hỏi. Ví dụ:
- Would you like to drink coffee or milk tea? (Bạn muốn uống cà phê hay trà sữa?)
- Has Joseph done this work or Lisa? (Joseph hay Lisa đã hoàn thành công việc này?)
Để trả lời cho câu hỏi Choice question, các bạn đang luyện nghe Part 2 TOEIC nên chú ý các cách thức trả lời phổ biến sau đây:
- Lựa chọn 1 thứ:
- Should I phone or text her? (Tôi nên gọi điện hay nhắn tin cho cô ấy?)
=> Just give her a call. (Cứ gọi điện cho cô ấy đi)
Qua ví dụ trên, chúng ta có thể thấy, nếu câu trả lời là lựa chọn 1 thứ thì thông thường sẽ xuất hiện một từ đồng nghĩa với 1 lựa chọn trong câu hỏi, cụ thể là “give a call” = “phone”. Do đó, những bạn đang luyện thi TOEIC Part 2 nên trau dồi thêm các từ đồng nghĩa để dễ dàng lấy điểm ở những câu hỏi này.
- Lựa chọn cả 2:
- Did he go to Ukraine or Russia? (Anh ấy đã đi U-crai-na hay đi Nga)
=> He went to both. (Anh ấy đã đi cả hai nơi)
Đối với câu trả lời chọn cả hai, đáp án thường sẽ có từ “both”. Do đó, các bạn đang luyện nghe Part 2 TOEIC cần phải ghi nhớ điều này.
- Không chọn lựa chọn nào cả:
- Do you go to school by car or motorbike? (Bạn đi học bằng ô tô hay xe máy?)
=> Neither, I go by foot. (Cả hai đều không, Tôi đi bộ)
Đối với câu trả lời không chọn gì lựa chọn nào cả thì đáp án thường có từ “neither”.
- Cái nào cũng được:
- Would you rather have cream or milk in your coffee? (Bạn thích bỏ kem hay sữa vào cà phê?)
=> It doesn’t matter to me. (Cái nào cũng được)
Dưới đây là một số cụm từ thường dùng để trả lời cho câu hỏi mà các bạn đang luyện nghe Part 2 TOEIC cần ghi nhớ:
- It doesn’t matter to me.
- I’m fine with either.
- Either would be fine.
2.4. Dạng câu hỏi Tag question (câu hỏi đuôi)
Về bản chất, câu hỏi đuôi có dạng tương tự như câu hỏi Yes/No. Do đó, câu trả lời của nó cũng sẽ giống với cách trả lời cho câu hỏi Yes/No. Ví dụ:
- You received my CV yesterday, didn’t you?
=> Yes, I received it
- Mẹo luyện nghe Part 2 TOEIC với câu hỏi đuôi:
- Chỉ cần ôn cách trả lời ở câu hỏi Yes/No là có thể chọn đáp án cho câu hỏi đuôi.
- Với câu hỏi đuôi, người nói sẽ nhấn nhá hoặc lên giọng ở từ hỏi được đặt cuối câu. Điều này sẽ giúp các bạn nhận biết nhanh dạng câu hỏi này cũng như thì của nó.
- Ngoài cách trả lời Yes hoặc No, khi ôn luyện listening practice bạn cũng nên biết thêm một số cách trả lời khác như Sure/ Of course/ Why not.
2.5. Dạng câu hỏi Suggestion/ request (gợi ý/ yêu cầu)
Đây là dạng câu hỏi nhằm đưa ra một yêu cầu hoặc đóng góp ý kiến. Chúng thường bắt đầu với những câu hỏi như:
- Would you like… (+ to-V)?
- Why don’t we/you… (+ V-infinity)?
- How about… (+ V-ing)?
- Let’s… + V-infinity)
Eg:
Q: Would you like to go shopping? (Bạn có muốn đi mua sắm không?)
Với dạng câu hỏi Would you like…? sẽ có 2 cách trả lời mà người nói thường dùng là dạng Yes/No hoặc dạng không dùng Yes/No, ví dụ
A1: No, thanks. I’m busy now. (Không, cảm ơn. Tôi đang bận.)
A2: That sounds like a good idea (Nghe có vẻ là một ý kiến hay đấy.)
- Mẹo luyện nghe Part 2 TOEIC với câu hỏi đề nghị:
Để xử lý các câu hỏi đề nghị, bạn nên học thêm các cụm/câu thường dùng để trả lời cho câu hỏi này. Dưới đây là một câu trả lời thông dụng mà bạn có thể dùng như:
- Thanks. That would be great/ interesting/ a big help.
- Of course. Here it is./ I don’t mind doing it.
- Not at all. I’d be glad to…
- I’d appreciate that.
- No problem. I’ll handle it.
3. Bẫy thường gặp khi luyện nghe Part 2 TOEIC
Đối với những bạn thường xuyên luyện nghe Part 2 TOEIC sẽ dễ nhận ra rằng đây là phần có nhiều bẫy nhất trong cả 4 phần nghe của TOEIC. Tuy vậy, các bẫy ở TOEIC Listening Part 2 cũng rất dễ nhận biết. Dưới đây là 3 bẫy thường gặp khi luyện nghe Part 2 TOEIC:
3.1. Từ đồng âm khác nghĩa
Ở Part 2 TOEIC, các bạn thường bắt gặp trường hợp có một số từ trong câu hỏi và câu trả lời có phát âm giống nhau. Nhiều bạn không có kỹ năng nghe vững sẽ rơi vào bẫy của đề, lơ là mà chọn ngay câu đó, dẫn đến việc chọn sai đáp án.
Eg:
Q: Why is the store so crowded?
A: We stored them at the warehouse.
Tuy từ “store” đều xuất hiện trong cả câu hỏi lẫn câu trả lời, thế nhưng chúng lại mang 2 ý nghĩa khác nhau hoàn toàn: trong câu hỏi mang nghĩa “cửa hàng” – trong câu trả lời mang nghĩa “lưu trữ”. Nếu không nắm vững từ vựng TOEIC, các bạn rất dễ chọn câu trả lời đó là đáp án của mình, bởi vì chúng đều có từ phát âm là “store”.
Giải pháp: Để tránh bẫy từ đồng âm khác nghĩa, các bạn đang luyện nghe Part 2 TOEIC nên phát triển vốn từ vựng TOEIC nhiều hơn nữa, đặc biệt là những từ mang nhiều nghĩa khác nhau.
3.2. Những từ có phát âm gần giống nhau
Việc xuất hiện một số từ có phát âm na ná nhau trong câu hỏi lẫn câu trả lời cũng là một cái bẫy khá khó khăn đối với các bạn luyện nghe Part 2 TOEIC.
Eg:
Q: Do you know where the payroll department is?
A: I’m sure it’ll pay off someday.
Từ ‘payroll’ và ‘pay off’ được phát âm khá giống nhau nên rất có thể bị nghe nhầm và tưởng đây là đáp án của câu hỏi.
Giải pháp: Thường xuyên luyện nghe và note lại những từ ngữ có phát âm dễ nhầm lẫn để là bài học cho mình. Một số cặp từ có phát âm gần giống nhau thường xuất hiện trong các bài nghe Part 2 TOEIC như:
- wrong – long
- figures – error
- fax – fix
- sign – assign – arrive
- tall – install
- hire – higher
- annual – manual
3.3. Câu hỏi và câu trả lời không nhất thiết giống thì
Ở một số trường hợp, đáp án đúng có thì khác với câu hỏi, điều này dễ khiến cho những bạn có khả năng nghe chưa vững tưởng chừng như đó là lựa chọn sai, nên các bạn rất dễ bỏ qua câu trả lời và chọn đáp án khác.
Eg:
Q: We need more paper, don’t we?
A: I already placed the order.
Chẳng hạn ở ví dụ trên, câu hỏi sử dụng thì Hiện tại đơn (need), trong khi đó đáp án đúng lại dùng thì Quá khứ đơn (placed).
Giải pháp: Đây có thể xem là bẫy dễ mắc nhất đối với những bạn đang luyện nghe Part 2 TOEIC. Để tránh được bẫy này, buộc các bạn cần phải nghe hiểu được nội dung của câu hỏi và câu trả lời, do đó hãy tập nghe nhiều hơn nhé!
Thực hành luyện nghe Part 2 TOEIC có đáp án
Như vậy, chúng ta đã vừa học xong các nội dung trọng tâm trong TOEIC Part 2, từ các dạng câu hỏi quan trọng cho đến một số bẫy thường gặp trong đề thi TOEIC Listening Part 2. Chắc hẳn, sau khi học xong, các bạn đều rất muốn thực hành ngay để xem kỹ năng nghe của mình đã cải thiện như thế nào, cũng như muốn ghi nhớ các phương pháp ôn luyện được tốt hơn.
Sau đây là một số các bài tập thực hành mà đội ngũ Tiếng Anh Thầy Quý đã trích ra từ các đề thi TOEIC format mới của trung tâm tổ chức thi IIG Việt Nam. Bài test bao gồm 5 câu hỏi tương ứng với 3 câu trả lời cho mỗi câu. Sau khi hoàn thành bài test, bạn sẽ nhận được số điểm cũng như lời giải chi tiết cho từng câu, giúp bạn nhận biết được điểm sai của mình để rút kinh nghiệm cho lần sau.
Ngay bây giờ, hãy nhanh tay test ngay khả năng luyện nghe Part 2 TOEIC của bạn nhé!
Thực hành luyện nghe Part 2 TOEIC
Tài liệu luyện nghe Part 2 TOEIC
Để việc ôn luyện nghe Part 2 TOEIC đạt hiệu quả, các bạn có thể tham khảo một số quyển sách dưới đây cho việc học TOEIC của mình:
- 1000 Listening Comprehension Practice Test Items for the New TOEIC Test
- Tactics for Listening
- Longman New Real TOEIC – Actual Tests for Listening Comprehension
Tuy vậy, tùy vào trình độ Tiếng Anh hiện tại mà có những đầu sách ôn luyện phù hợp với năng lực của riêng bạn. Do đó, trước khi mua một quyển sách TOEIC nào để ôn thi, trước tiên, bạn cần phải xác định rõ hiện tại bạn đang ở mức độ nào trên thang điểm TOEIC. Sau đó mới chọn ra tài liệu học tập phù hợp với khả năng và mục tiêu của bạn nhất. Tránh trường hợp chọn sách có kiến thức quá cao làm bạn khó tiếp thu và dẫn đến chán nản, từ bỏ.
Bài viết cùng chuyên mục:
Luyện nghe TOEIC Part 1: Hướng dẫn cách làm bài đúng 6/6 câu
Luyện nghe TOEIC Part 3: Hướng dẫn chi tiết, làm bài điểm cao
Luyện nghe Part 4 TOEIC: Thu phục bí quyết làm bài cực hiệu quả
Nếu bạn đang tìm kiếm một lộ trình học TOEIC rõ ràng giúp cải thiện phần luyện nghe Part 2 TOEIC, hoặc thậm chí là muốn nâng cao điểm số TOEIC của mình một cách nhanh chóng, hãy thử tham khảo các khóa học luyện thi TOEIC cấp tốc online FREE với 16 buổi học Livestream trực tuyến. Lộ trình khóa học gồm 16 buổi luyện đề (3 buổi/tuần, 1 buổi/3 tiếng) để rèn luyện kỹ năng giải đề sát format đề thi thật. Khóa học này phù hợp với các bạn ôn thi cấp tốc lấy bằng trong 1 tháng, target 500-750+ đều có thể tham gia học. Các em xem chi tiết thông tin dưới đây nhé:
3 Comments